Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiên Giang khắc phục tình trạng tôm chết

Kiên Giang khắc phục tình trạng tôm chết
Publish date: Saturday. May 2nd, 2015

Để giảm thiệt hại cho nông dân, huyện An Minh nạo vét những kênh mương bị bồi lắng đáp ứng nhu cầu nguồn nước nuôi tôm, đồng thời phân công cán bộ thủy sản theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các vùng tôm nuôi bị dịch bệnh và chết, khống chế không để lây lan, lấy mẫu xét nghiệm xác định bệnh của tôm, hướng dẫn nông dân phòng trị.

Lo ngại tôm bị bệnh và chết, nhiều nông dân thu hoạch sớm khi tôm đang giai đoạn tăng trọng, chưa đạt kích cỡ, vừa không đạt năng suất, vừa bán giá thấp. Tính đến cuối tháng 4, huyện An Minh đã thu hoạch hơn 20.000 ha tôm nuôi, năng suất bình quân 160 kg/ha. Bất lợi cho người nuôi tôm là giá tôm sú loại 30 con/kg hiện nay chỉ ở mức 180.000 - 190.000 đồng/kg, giảm hơn 30.000 đồng/kg so với đầu tháng 4.

Trước tình hình trên, ngành chức năng huyện hướng dẫn nông dân cải tạo ao đầm, xử lý mầm bệnh, nạo vét kênh mương nội đồng, chọn con giống chất lượng tốt thả nuôi lại trên diện tích bị thiệt hại và đến nay cơ bản khắc phục xong. Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng tập trung xử lý diện tích tôm nuôi đang có nguy cơ phát sinh dịch bệnh, đồng thời theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các vùng nuôi khác để kịp thời ứng phó, ngăn chặn, dập tắt dịch bệnh.

Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện còn tổ chức tập huấn cho nông dân về phòng trị bệnh trên tôm nuôi, nhất là giúp bà con có kiến thức, hiểu biết về quản lý, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe đàn tôm, ngăn ngừa, khắc phục các yếu tố môi trường bất lợi tác động đến nuôi tôm nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại.

Ông Lê Văn Khanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh cho biết, trong những ngày qua, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch quá lớn, mực nước dưới sông thấp, chất lượng nước kém đang gây bất lợi cho tôm nuôi.

Nhiều vùng thiếu nước bơm vào ao đầm, xuất hiện một số cơn mưa nhỏ không đủ lượng nước giải nhiệt và giảm độ mặn nhưng lại gây biến động môi trường, nguồn nước nuôi tôm. Hệ lụy là có khoảng 1.340 ha tôm nuôi trên địa bàn huyện đang bị ảnh hưởng, tôm có biểu hiện suy giảm sức khỏe, bị bệnh.


Related news

An Hiệp (Ba Tri, Bến Tre) Xử Lý Các Hộ Dân Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Ngọt Hóa An Hiệp (Ba Tri, Bến Tre) Xử Lý Các Hộ Dân Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Ngọt Hóa

Từ ngày 8 đến 10-7-2014, Đoàn công tác huyện do bà Phạm Thị Thanh Nga - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri làm trưởng đoàn phối hợp với lãnh đạo xã An Hiệp tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi tôm trong vùng nước ngọt (ngoài quy hoạch).

Monday. July 14th, 2014
Tri Tôn (An Giang) Trồng Đậu Nành Trên Đất Lúa, Lợi Nhuận 1,7 Triệu Đồng/công Tri Tôn (An Giang) Trồng Đậu Nành Trên Đất Lúa, Lợi Nhuận 1,7 Triệu Đồng/công

Trên 5 công đất lúa, nông dân Lê Văn Danh (ấp An Nhơn, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) thử nghiệm chuyển đổi trồng đậu nành, với 4 loại giống triển vọng: VĐ19, HLĐN29, HL07-15, 17A. Sau 3 tháng canh tác, ông Danh thu hoạch được 200 kg/công, bán 17.000 đồng/kg, thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng/công.

Saturday. June 21st, 2014
Thách Thức Với Nghề Trồng Ca Cao Ở Bến Tre Thách Thức Với Nghề Trồng Ca Cao Ở Bến Tre

Những năm gần đây, Bến Tre là một trong những tỉnh được đánh giá có mức tăng trưởng khá ổn định về sản xuất ca cao. Tuy nhiên, sản xuất ca cao cũng gặp nhiều khó khăn: qui mô sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình, diện tích manh mún, thiếu tính đồng bộ về chăm sóc, đầu tư, kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ luôn chịu áp lực cạnh tranh với các cây trồng khác.

Monday. November 18th, 2013
Xúc Tiến Tiêu Thụ Vải Ở Singapore Xúc Tiến Tiêu Thụ Vải Ở Singapore

Để giải quyết đầu ra cho trái vải và nhiều loại nông sản khác, Bộ Công thương đang xúc tiến quảng bá tìm đầu ra cho nông sản tại Singapore, Lào, Campuchia...

Saturday. June 21st, 2014
Nuôi Tôm Chân Trắng Vùng Nước Ngọt Lợi Bất Cập Hại Nuôi Tôm Chân Trắng Vùng Nước Ngọt Lợi Bất Cập Hại

Với những ưu thế kỹ thuật nuôi mới, giá cả, thị trường tiêu thụ, tôm chân trắng đã trở thành sự lựa chọn của không ít hộ nông dân. Tuy nhiên, tôm chân trắng là đối tượng không phù hợp cho nuôi trong vùng nước ngọt. Tình trạng phát triển nuôi ở vùng nước ngọt được xem là “lợi bất cấp hại” và cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

Monday. June 23rd, 2014