Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiếm trăm triệu mỗi năm từ cây bóng mát

Kiếm trăm triệu mỗi năm từ cây bóng mát
Ngày đăng: 05/06/2015

Xã Tản Lĩnh là địa phương có nhiều cây xanh, cây bóng mát phủ rộng, nhiều gia đình muốn chặt bỏ để trồng cỏ nuôi bò sữa. Thấy những cây xoài, sấu, vú sữa, hoa sữa, bằng lăng, cau vua… rất đẹp mà các hộ dân định chặt đi chỉ để làm củi, ông thấy tiếc nên đã quyết định mua về. Ông quan sát thấy trong những năm qua nhu cầu sử dụng cây bóng mát, cây công trình ở các cơ quan, công sở, trường học, du lịch, công trình rất nhiều, vì vậy ông có ý định phát triển nghề trồng cây bóng mát, cây công trình.

Trong quá trình thuê người đánh bầu đưa cây về vườn nhà mình, ông Veo luôn trực tiếp làm cùng với thợ để đảm bảo cây còn đủ rễ, dễ sống. Ông tích cực tìm hiểu sách báo về đặc điểm của từng loại cây, đặc biệt là sự phát triển của bộ rễ cây, nắm được cây nào rễ chùm, cây nào rễ cọc để từ đó hướng dẫn thợ đánh bầu phù hợp. Sau khi cây được đưa về trồng tại vườn, ông chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho cây để cây phát triển tốt.

Lượng khách hàng đặt cây ngày một nhiều, để đủ nguồn cung cấp cho thị trường, ngoài nguồn cung từ đi mua gom, trên diện tích 1ha của mình, ông Veo trồng 300 - 500 cây bóng mát và cây công trình để chủ động nguồn cung. Ông cho biết mỗi năm vườn cây của gia đình ông xuất bán khoảng 150 - 200 cây bóng mát các loại. Trừ chi phí, ông thu về 100 -200 triệu đồng.

Không chỉ kiếm thêm thu nhập cho gia đình mình, trong quá trình làm nghề ông đã dạy nghề làm cây bóng mát, cây công trình cho nhiều người, và không ít người trong số đó đã làm giàu từ nghề này.


Có thể bạn quan tâm

Bơm Tạp Chất Vào Tôm Âm Mưu Phá Hoại? Bơm Tạp Chất Vào Tôm Âm Mưu Phá Hoại?

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu bắt đầu xuất hiện vào năm 1996 ở ĐBSCL. Từ đó đến nay, nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn đang nở rộ, nhất là vào thời điểm giáp vụ, khan hiếm nguyên liệu ở khu vực này.

24/12/2014
Bình Định Phát Hiện Nhiều Trường Hợp Sử Dụng “Nghề Cấm” Trong Lĩnh Vực Khai Thác Thủy Sản Bình Định Phát Hiện Nhiều Trường Hợp Sử Dụng “Nghề Cấm” Trong Lĩnh Vực Khai Thác Thủy Sản

Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sinh sống tại các xã ven biển, ven đầm chung tay với chính quyền địa phương tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát tại các điểm nóng, kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm

24/12/2014
Chống Rét Cho Vật Nuôi Không Đổ Bệnh Chống Rét Cho Vật Nuôi Không Đổ Bệnh

Thời tiết đang rét đậm kèm theo gió mùa Đông Bắc nên sức đề kháng của vật nuôi và thủy sản giảm, sinh trưởng phát triển chậm, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết rét hàng loạt nếu như không có biện pháp phòng, chống kịp thời

26/12/2014
Cần Nâng Cấp Hầm Bảo Quản Trên Tàu Khai Thác Hải Sản Cần Nâng Cấp Hầm Bảo Quản Trên Tàu Khai Thác Hải Sản

Những năm qua, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản của ngư dân Tiền Giang lên đến 30%. Nguyên nhân chính là do hầm bảo quản không đảm bảo, phương pháp bảo quản còn lạc hậu, khiến chất lượng hải sản giảm sút. Do đó, việc nâng cấp hầm bảo quản, áp dụng các phương pháp bảo quản tiên tiến là vô cùng cần thiết, để giảm tổn thất sau thu hoạch.

26/12/2014
Nhọc Nhằn Mùa Biển Động Nhọc Nhằn Mùa Biển Động

“Thời tiết xấu, ngư dân chúng tôi không dám đùa giỡn với tính mạng và tài sản của mình nên phải cho tàu nằm bờ gần một tháng nay”, thuyền trưởng Nguyễn Công (chủ tàu BĐ 95279, trú huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đang neo đậu tàu tại Âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng chia sẻ.

26/12/2014