Kiếm trăm triệu mỗi năm từ cây bóng mát

Xã Tản Lĩnh là địa phương có nhiều cây xanh, cây bóng mát phủ rộng, nhiều gia đình muốn chặt bỏ để trồng cỏ nuôi bò sữa. Thấy những cây xoài, sấu, vú sữa, hoa sữa, bằng lăng, cau vua… rất đẹp mà các hộ dân định chặt đi chỉ để làm củi, ông thấy tiếc nên đã quyết định mua về. Ông quan sát thấy trong những năm qua nhu cầu sử dụng cây bóng mát, cây công trình ở các cơ quan, công sở, trường học, du lịch, công trình rất nhiều, vì vậy ông có ý định phát triển nghề trồng cây bóng mát, cây công trình.
Trong quá trình thuê người đánh bầu đưa cây về vườn nhà mình, ông Veo luôn trực tiếp làm cùng với thợ để đảm bảo cây còn đủ rễ, dễ sống. Ông tích cực tìm hiểu sách báo về đặc điểm của từng loại cây, đặc biệt là sự phát triển của bộ rễ cây, nắm được cây nào rễ chùm, cây nào rễ cọc để từ đó hướng dẫn thợ đánh bầu phù hợp. Sau khi cây được đưa về trồng tại vườn, ông chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho cây để cây phát triển tốt.
Lượng khách hàng đặt cây ngày một nhiều, để đủ nguồn cung cấp cho thị trường, ngoài nguồn cung từ đi mua gom, trên diện tích 1ha của mình, ông Veo trồng 300 - 500 cây bóng mát và cây công trình để chủ động nguồn cung. Ông cho biết mỗi năm vườn cây của gia đình ông xuất bán khoảng 150 - 200 cây bóng mát các loại. Trừ chi phí, ông thu về 100 -200 triệu đồng.
Không chỉ kiếm thêm thu nhập cho gia đình mình, trong quá trình làm nghề ông đã dạy nghề làm cây bóng mát, cây công trình cho nhiều người, và không ít người trong số đó đã làm giàu từ nghề này.
Related news

Giá heo hơi trên thị trường đang tăng cao. Đây là tín hiệu vui cho người chăn nuôi nhưng gây ra tâm lý e ngại cho người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sắp tới.

Tôm trong nước đang có giá cao do thương lái Trung Quốc tranh mua đẩy giá lên. Điều này khiến doanh nghiệp “kêu trời” vì tranh mua không nổi khiến thiếu nguồn tôm xuất khẩu.

Trước thực trạng đó nhằm giúp người nông dân khôi phục được nghề nuôi dê góp phần tạo thu nhập xóa đói giảm nghèo các nhà khoa học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại Bắc Kạn”.

Trong đó, diện tích ao gia đình: 2.285 ha; hồ chứa nhỏ: 1.100 ha ; hồ Núi Cốc: 2.500 ha ; nuôi cá ruộng: 115 ha. Theo đó, sản lượng thủy sản phấn đấu đạt 7.500 tấn, trong đó, sản lượng cá Tầm là 30 tấn.

Trong năm 2013, huyện Gò Công Đông đã thả nuôi tổng cộng trên 1.000 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong hai vụ nuôi I và II. Bà con đã thu hoạch được tổng cộng gần 3.500 tấn tôm xuất khẩu, trong đó có 930 tấn tôm sú, còn lại là tôm thẻ.