Kiểm tra vụ mua cây thốt nốt bất thường
Lái đưa xe tới bứng cây thốt nốt ở H.Tịnh Biên
Ngày 28.9, Sở NN-PTNT tỉnh An Giang tổ chức cuộc họp với sở ngành cùng đại diện UBND 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên lấy ý kiến đề xuất việc quản lý, ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển cây thốt nốt ở vùng Bảy Núi.
Kết thúc cuộc họp, ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, đã tổng hợp ý kiến các sở ngành, địa phương đề xuất UBND tỉnh nên có văn bản chỉ đạo 2 huyện trên tăng cường tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu rõ cây thốt nốt là cây có giá trị kinh tế, xóa đói giảm nghèo…
Vì thế, không nên vì lợi ích trước mắt mà bán cây gây ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài.
Ngoài ra, đề nghị UBND tỉnh giao Công an tỉnh tiến hành xác minh, tìm hiểu mục đích của các thương lái mua cây thốt nốt và vận chuyển đi đâu để có giải pháp quản lý phù hợp.
Gần đây, nhiều thương lái mua cây thốt nốt mọc nhiều ở vùng đất núi thuộc 2 huyện trên
Thốt nốt bán nguyên cây với giá 250.000 - 500.000 đồng. Đây là những cây cao từ 3 - 5 m, từ 15 - 20 tuổi, khi mua cây thương lái cho máy tới bứng cả rễ cây mang đi luôn.
Những người dân bán cây thốt nốt cho biết họ không rõ lái mua cây thốt nốt về làm gì .
Trước đó, một chủ cơ sở mộc ở H.Tri Tôn mua cây thốt nốt về để chế biến thủ công nhưng sau đó cơ sở này đã ngưng mua.
Theo ông Thư, xung quanh thông tin các thương lái Trung Quốc thu mua cây thốt nốt là chưa có cơ sở, do đó vấn đề này cần được xác minh lại.
Có thể bạn quan tâm
Cúm gia cầm H5N1 đã tái phát ở một số địa phương lân cận TP HCM nhưng nhiều người vẫn thờ ơ với dịch bệnh. UBND tỉnh Tiền Giang vừa công bố dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại 2 xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Đông. Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, từ ngày 31-10 đến 4-11, ngành thú y đã phát hiện tại 4 hộ trên địa bàn 2 xã Tân Phú và Tân Thới có vịt bệnh và chết. Tổng số vịt nuôi của 4 hộ là 938 con, trong đó có 315 con chết trong tổng số 557 con nhiễm bệnh kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm A/H5N1.
Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2013 toàn tỉnh đã thực hiện được 10 cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa, với tổng diện tích 280 ha.
Để việc triển khai cánh đồng mẫu lớn đạt kế hoạch và hiệu quả cao, huyện chủ động yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị đủ lượng giống cần thiết để cung ứng cho nông dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn, triển khai quy trình sản xuất và lịch thời vụ theo quy định của ngành Nông nghiệp tỉnh. Để việc tiêu thụ thuận lợi, hiện Công ty cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định ký kết hợp đồng bao tiêu củ mì với nông dân.
Sau khi thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tính đến nay, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã gieo cấy được 9.779 ha lúa, đạt 88,9% so kế hoạch, các xã có diện tích xuống giống đạt chỉ tiêu từ 100% trở lên là: Thạnh Phú, Gia Hòa 2, Tham Đôn, Thạnh Quới. Ngoài các giống lúa chủ lực như: ST5, OM 4900, OM 6162… năm nay nông dân còn chọn các giống ngắn ngày có khả năng chịu mặn để đưa vào sản xuất.