Quảng Ngãi Phát Hiện Ổ Dịch Cúm A/H5N1, A/H5N6
12.000 con chim cút ở Quảng Ngãi bị phát hiện nhiễm vi rút cúm A/H5N1, A/H5N6.
Ngày 18-12, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ 12.000 con chim cút của gia đình ông Phạm Hoàng Điệp, ở đội 8, thôn Lâm Lộc Bắc, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) sau khi phát hiện đàn chim cút nhiễm vi rút cúm A/H5N1, A/H5N6.
Toàn bộ số chim cút trên được gia đình ông Điệp nuôi đến nay là 7 tháng tuổi. Theo lời ông Điệp, ngày 15-12, ông phát hiện có nhiều con chim cút chết bất thường và báo với chính quyền địa phương. Sau khi gửi mẫu xét nghiệm, Cơ quan Thú y vùng 4 kiểm nghiệm cho kết quả dương tính với vi rút cúm A/H5N1, A/H5N6.
Ngay sau khi tiến hành tiêu hủy đàn chim cút, Cơ quan Thú y vùng 4 đã thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng và xử lý xác gia cầm bị chết tại trại chăn nuôi của hộ ông Phạm Hoàng Điệp. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A/H5N1, A/H5N6 lây sang người.
Nguồn bài viết: http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/quang-ngai-phat-hien-o-dich-cum-ah5n1-ah5n6-20141218165427474.htm
Có thể bạn quan tâm
Sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, ông Tể đã cải tạo 4 ô lồng nuôi cá để thả 370 dây hàu, mỗi dây có 20 vỏ hàu, mỗi vỏ 17-20 con hàu giống với hình thức nuôi giàn bè và treo dây trên biển. Sau 10 tháng nuôi, lứa hàu đầu tiên của ông đạt 4-5 con/kg, thu hoạch được 0,8 tấn hàu thương phẩm. Sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông lãi hơn 40 triệu đồng.
Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, tính chất đất chênh lệch (đất cồn cao, sâu trũng còn nhiều)... khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng tập trung và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.
Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuát khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, trong quý II/2014, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang các thị trường ước đạt 992,7 triệu USD, tăng 46,4% so với quý II/2013. Tính chung 6 tháng đầu năm, con số này ước đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo tin từ Bộ Công thương, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trở lại sau khi đã tăng chậm trong tháng 5 và tháng 6, nhưng một số mặt hàng xuất khẩu chính (nông sản) của VN qua thị trường này đang gặp khá nhiều khó khăn.
Tổng kinh phí đã chi cho việc dập dịch chổi rồng trên vườn nhãn lên đến 167 tỉ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng, việc dập dịch đã không mang lại hiệu quả vì giá nhãn không tăng. Ngược lại, người dân đã đốn bỏ hàng loạt diện tích nhãn bị bệnh vì canh tác không có hiệu quả.