Kiểm soát chất lượng chè xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc)

Theo Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin, cơ quan quản lý Đài Loan (Cục quản lý Thực phẩm Dược phẩm Đài Loan) thời gian qua liên tục phát hiện nhiều lô hàng sản phẩm chè nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quy định.
Truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) dẫn ý kiến của Cục quản lý Thực phẩm Dược phẩm Đài Loan cho biết, từ tháng 2/2015 đến nay, phía Đài Loan mỗi tuần kiểm tra và phát hiện từ 1-4 lô chè đen của Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không đạt yêu cầu.
Theo thống kê của Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan, hiện lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan chiếm 70% tổng sản lượng nhập khẩu của Đài Loan. Năm 2014, tỷ lệ chè đen không đạt tiêu chuẩn là 17%.
Phía cơ quan quản lý Đài Loan cũng cho biết, Đài Loan sẽ mở rộng phạm vi kiểm tra, không chỉ với chè Việt Nam mà sẽ mở rộng kiểm tra đối với chè nhập khẩu từ tất cả các nước với mức độ kiểm tra 100% đối với các lô hàng nhập khẩu. Phía Đài Loan cũng sẽ tiến hành kiểm tra liên ngành đối với sản phẩm chè cốc của hệ thống cửa hàng bán đồ uống nội địa.
Phía Đài Loan đang đề nghị Việt Nam tăng cường các biện pháp quản lý sản xuất, kết hợp hướng dẫn nông dân trồng chè để đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kiểm nghiệm kiểm dịch. Phía Đài Loan hiện cũng đang chờ cơ quan quản lý chất lượng nông sản Việt Nam đưa ra văn bản chứng minh và trao đổi các biện pháp quản lý chất lượng mặt hàng này.
Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương khuyến cáo, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam cần chủ động nắm tình hình, khẩn trương có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ chất lượng các sản phẩm xuất khẩu đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn của Đài Loan và đối tác nhập khẩu, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu chè sang thị trường Đài Loan và uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh hai cây trồng chủ lực là chè và cà phê, cây mít nghệ cũng đang là loại cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi xã nghèo Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng).

Tại lớp tập huấn, học viên được nghe giảng về nhiều nội dung. Trong khuôn khổ lớp tập huấn, các học viên được đi tham quan Trại Sản xuất giống ngao Cồn Cống, tỉnh Tiền Giang.

Trong tháng 9/2014, trên một số phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin về hàng nông sản Việt Nam bị nhiễm dioxin (chất độc Màu da cam) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản nước ta, nhất là thị trường xuất khẩu trà.

Mặc dù thời gian “định cư” ở Ninh Thuận chưa lâu nhưng cây táo xanh đã nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Táo Ninh Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể. Tuy vậy, đầu ra bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường là thực tế khiến nhiều nông dân lo lắng.

Ngày 4/12, ông Vương Hưng Tuân cán bộ khuyến nông xã Hiệp An, huyện Đức Trọng cho biết, nông dân trong xã đã trồng được 380ha hoa lay-ơn, trong đó có 245ha dự tính sẽ nở vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.