Khoai Mỳ Kiên Giang Trúng Lớn
Hàng trăm hộ nông dân trồng khoai mỳ (sắn) ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đang rất phấn khởi nhờ khoai mỳ trúng mùa, trúng giá.
Xã Bình Giang là địa phương có diện tích trồng khoai mỳ lớn nhất huyện Hòn Đất. Khoảng 5 năm trước, nông dân trong xã trồng trên 500 ha khoai mỳ nhưng do đầu ra bấp bênh, giá cả không ổn định nên đã chuyển sang trồng lúa. Do đó, diện tích khoai mỳ hiện nay của xã chỉ còn khoảng 200 ha, tập trung nhiều tại ấp Kênh 9.
Bà Bùi Thị Lâu, Phó Trưởng Ban lãnh đạo ấp Kinh 9, cho biết: “Năm nay, người dân trong ấp trồng mỳ không chỉ trúng mùa mà giá còn tăng gấp đôi so với những năm trước. Vì vậy, người trồng khoai mỳ rất phấn khởi”. Theo nhiều nông dân, trồng khoai mỳ ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư nhẹ hơn so trồng lúa. Trước khi trồng nên cày xới đất, phơi càng khô thì khoai mỳ càng nhiều củ. Trong suốt mùa vụ, người trồng chỉ tốn công làm cỏ và rải phân một lần duy nhất, sau đó khoai mỳ sẽ tự phát triển, chờ đến ngày thu hoạch để bán.
Ông Tống Văn Luận, trồng gần 5ha khoai mỳ ở ấp Kinh 9, cho biết: “Năm nay, do trồng sớm nên đến thời điểm này thu hoạch khoai mỳ đạt năng suất khá cao, khoảng 18 - 25 tấn/ha, giá bán cho thương lái hiện nay là 4.000 - 4.200 đ/kg, trừ các khoản chi phí nông dân còn lãi từ 30-40 triệu đồng/ha”
Theo kinh nghiệm của nông dân thì trồng khoai mỳ phải lên liếp cao, tránh bị ngập úng. Chỉ cần bị ngập từ 5-7 ngày không thoát được nước, khoai sẽ bị úng, nông dân trắng tay. Hiện tại, những hộ trồng khoai mỳ tại xã Bình Giang đều có diện tích đất cao ráo, nhưng nhiều hộ chưa đầu tư đê bao. Vì vậy, khi mùa mưa, bão đến nông dân bị động khi bảo vệ khoai mỳ. Để tránh thu hoạch mỳ ngay mùa lũ, nông dân thường bắt đầu xuống giống từ tháng giêng âm lịch đến khoảng tháng 5 là có thể thu hoạch.
Chủ tịch Hội nông dân xã Bình Giang Nguyễn Văn Hải, cho biết: “Ngoài lúa là cây trồng chính, cây khoai mỳ mang lại lợi nhuận khá cao cho nông dân. Sắp tới, Hội Nông dân sẽ đề nghị cấp huyện quy hoạch lại vùng trồng khoai mỳ, thực hiện xây dựng, tôn tạo bờ bao chống lũ để phát triển cây khoai mỳ theo hướng bền vững”.
Có thể bạn quan tâm
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, để thực hiện tốt chương trình tái canh cà phê, Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) đã phối hợp với Công ty Nestle’ Việt Nam hỗ trợ 50% giá mua cà phê giống cho người dân tại các tỉnh: Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Gia Lai.
Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư quy định danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015, thay thế Thông tư số 39/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/8/2012 của Bộ NN&PTNT ban hành.
Anh Dương Văn Trung, ở thôn Thanh Lâm có hơn 2,5 ha cà phê chia sẻ: “Áp dụng phương châm bón phân đúng loại, đúng liều lượng, đúng phương pháp và đúng thời điểm nên ngay từ đầu mùa mưa, gia đình tôi đã lựa chọn những hãng phân có chất lượng, uy tín cao trên thị trường để bón cho cây.
Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đơn thư khiếu kiện với nội dung liên quan đến đền bù, hỗ trợ cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất. Người dân cho rằng khung giá mà Nhà nước đưa ra đối với một số loại cây trồng hiện nay là chưa thực sự phù hợp với giá trị thực tế trong từng giai đoạn.
Hiện nay, 8/10 bản có điện lưới quốc gia, hầu hết các bản được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, nước sinh hoạt. Địa phương có lợi thế nguồn lao động dồi dào, an ninh trật tự tốt, nhân dân tích cực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập từ sản xuất cây trồng, vật nuôi thấp, đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 58%.