Kiểm Soát Chặt Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Từ nay đến cuối năm, lực lượng chức năng tại sáu tỉnh thành là TP.HCM, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hà Nội, Hưng Yên và Thanh Hóa sẽ đồng loạt ra quân kiểm tra các địa điểm sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm kiểm soát tình trạng buôn bán các chất cấm trong chăn nuôi.
Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị triển khai kế hoạch kiểm tra trọng điểm chất lượng thức ăn chăn nuôi năm 2014 khu vực phía Nam do Cục Chăn nuôi và Sở NN&PTNT TP.HCM tổ chức ngày 22-8.
Ông Trần Văn Quang - chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai - cho biết thời gian qua giá heo tăng cao nên đã xuất hiện tình trạng người dân trộn chất tăng trọng cấm (chủ yếu là Salbutamol) vào thức ăn nuôi heo. Qua kiểm tra từ đầu năm đến nay đã phát hiện một vài trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp sử dụng chất tạo nạc Salbutamol trong nuôi heo.
Ông Nguyễn Xuân Dương - phó cục trưởng Cục Chăn nuôi - cho biết tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi diễn ra trong nhiều năm qua vẫn chưa giải quyết dứt điểm do chế tài quá nhẹ. Chất tạo nạc trong chăn nuôi còn tồn dư sẽ chuyển vào cơ thể người tiêu dùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
* Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần thương mại Sao Khuê (xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa), với số tiền 70 triệu đồng, vì công ty này kinh doanh thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất Salbutamol.
Có thể bạn quan tâm

Theo phản ánh của người nuôi cua, hiện nay thương lái đến tận ruộng mua cua y với giá dao động từ 170 - 190 ngàn đồng/kg, cua gạch có giá từ 280 - 300 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 70.000 đồng/kg so với thời kỳ rớt giá.

Ngày 30-9, tại huyện Phú Lương, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị triển khai Dự án xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể dinh dưỡng để trồng rau, hoa trong chậu.

Từ trước đến nay cá mú, tôm hùm sống đều lệ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch, thường xuyên bị ép giá. Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa đang đi đầu trong cả nước lập một dự án đưa cá mú, tôm hùm xuất khẩu chính ngạch bằng tàu thông thủy…

Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam cho biết, số cá tra giống này được thuần hóa giống bố mẹ lấy từ đồng bằng sông Cửu Long, cho sinh sản tại cơ sở nuôi trồng của trung tâm cách đây 3 tháng. Cá tra là loại thủy sản được nuôi thả phổ biến ở miền Nam và trong những năm gần đây đã được nuôi thành công tại Quảng Nam. Đợt thả cá này mang tính chất thử nghiệm với mục đích qua sự chọn lọc của tự nhiên có thể lưu giữ nguồn gien giống cá tra, góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản của tỉnh.

Nuôi ong mật lâu nay là một trong những nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân xã Động Đạt (Phú Lương - Thái Nguyên) bởi chi phí đầu vào thấp, người nuôi dễ tiếp cận với nghề. Để duy trì nghề nuôi ong mật, Hội Nông dân xã Động Đạt đã thành lập Chi hội Nuôi ong với 26 hội viên. Hàng năm, 500 đàn ong mật của các hội viên Chi hội đã cung ứng ra thị trường từ 10 đến 12 tấn mật.