Khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học
Từ 9 hộ tham gia thử nghiệm trên tổng đàn gà 9.000 con và đàn heo 60 con vào năm 2012, đến nay, sau 3 năm, mô hình đã mở rộng qui mô lên gấp hàng chục lần, với 64 hộ dân thực hiện, trên tổng đàn gia cầm gần 32.000 con và đàn heo 360 con.
Anh Nguyễn Văn Triết, cư ngụ tại ấp 5, xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, chủ một trang trại chăn nuôi heo, có 16 con heo sinh sản và 130 con heo thịt, lần đầu thử nghiệm mô hình đệm lót sinh thái trên 1 ngăn chuồng với khoảng 10 con heo thịt và đã thành công: Không phải tắm heo, không có mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường. Đệm lót sinh thái dễ làm, với nguyên liệu là men BALASA 1 trộn với mùn cưa và xơ dừa hoặc trấu theo tỉ lệ 70% mùn cưa, 30% trấu. Hiện anh đã mở rộng mô hình này ra 3 ngăn chuồng và tiếp tục làm thêm vài ngăn chuồng nữa trong năm 2015.
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, mô hình đệm lót sinh thái giúp người nuôi hạn chế sử dụng điện để tắm heo, giảm 80% lượng nước trong chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, giảm 70% chi phí thay chất lót chuồng và 10% công lao động. Gia súc, gia cầm giảm từ 50 - 70% tỉ lệ mắc các bệnh đường ruột và hô hấp, nên ít tốn chi phí thuốc thú y.
Mặt khác, đệm lót sinh thái đến kỳ thải ra còn làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất canh tác. Về hiệu quả kinh tế, chăn nuôi theo mô hình đệm lót sinh thái giảm chi phí sản xuất bình quân từ 300.000 - 500.000 đồng/con/vụ nuôi đối với heo thịt và 2 - 5 triệu đồng/1.000 con gà/vụ nuôi đối với gà thịt. Do đó, lợi nhuận tăng thêm 500.000 - 800.000 đồng/con heo sau 4 tháng nuôi và 20 triệu đồng/1.000 con gà/vụ nuôi.
Tiền Giang là tỉnh có nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Toàn tỉnh hiện có tổng đàn heo trên 595.000 con, đàn gia cầm hơn 7,188 triệu con. Vì vậy, việc nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học tại các địa phương là cần thiết, góp phần bảo vệ môi trường, tiến tới định hình vùng chăn nuôi an toàn sinh học, hướng tới chăn nuôi sạch.
Có thể bạn quan tâm
Theo đánh giá ban đầu của Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NNPTNT, hiện trung bình mỗi tỉnh người dân bỏ ruộng với diện tích từ 100ha trở lên.
Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.
Hiện người nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải “gồng lưng” chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg cá tra thương phẩm. Đã lỗ, còn bị doanh nghiệp ép giá, chiếm dụng vốn khiến nông dân không còn tiền tái đầu tư nuôi mới. Tình trạng “treo ao” diễn ra khắp vùng, có nơi diện tích “treo ao” lên đến 60%. Sản phẩm chiến lược quốc gia vì đâu nên nỗi?
Nghề nuôi vịt đẻ trứng lúc thăng lúc trầm, nhưng nhờ quyết tâm cao, chịu khó học hỏi mà ông Vũ Ngọc Quy (ấp 2, xã Phú Điền, huyện Tân Phú, Đồng Nai) được xem là vua vịt đẻ trứng ở xứ này.
Cách đây gần 2 năm, Đồng Nai đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một vài địa phương, kết quả mang lại khá tốt. Thế nhưng, khi chính sách hỗ trợ rút đi thì người dân lại khó duy trì cánh đồng mẫu lớn.