Đề Phòng Dịch Cúm Trên Các Đàn Chim
Hiện nay dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang tạm thời được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ dịch cúm gia cầm trên đàn chim là rất cao.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch cúm gia cầm chiều 13/8 tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Thu Thủy cho biết trong 4 tuần qua, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở một số hộ chăn nuôi chim cút tại tỉnh Tiền Giang, số chim cút mắc bệnh và tiêu hủy hơn 26.000 con. Tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng VI tại TPHCM chỉ đạo, phòng chống dập dịch… nhưng nguy cơ dịch lây lan sang đàn gia cầm là rất cao.
Đặc biệt, khả năng dịch cúm gia cầm xuất hiện trên đàn chim yến và chim cút do chưa có chương trình tiêm phòng vắc xin trên đàn chim, mà mới thực hiện thí điểm tiêm phòng trên đàn chim cút và 1 tháng nữa mới có đánh giá hiệu quả việc tiêm phòng.
Vì vậy, để tránh dịch bệnh xuất hiện trở lại, Ban Chỉ đạo yêu cầu các địa phương cần tiếp tục tổ chức tiêm phòng bổ sung vắc xin cúm cho đàn gia cầm tại các địa bàn có nguy cơ cao, chủng loại vắc xin sử dụng theo khuyến cáo của Cục Thú y và sự lưu hành các nhánh virus cúm tại địa phương.
Bên cạnh đó, triển khai giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sự lưu hành virus cúm H5N1, H7N9 trên đàn gia cầm, đặc biệt là gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, các địa phương cần tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch khác như quy định về con giống; thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm; áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc; thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực chăn nuôi…
Hiện Cục Thú y đang tổ chức xây dựng và lấy ý kiến đóng góp của các địa phương, đơn vị liên quan cho các dự thảo Thông tư quy định về báo cáo dịch bệnh động vật; Thông tư hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh cúm ở gia cầm (đề xuất thay cho Thông tư số 69/2005/TT-BNN) và Thông tư hướng dẫn giám sát, điều tra dịch bệnh động vật trên cạn để công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
Việc thịt gà nhập ngoại tràn ngập thị trường đã gióng lên hồi chuông báo động với ngành chăn nuôi Việt Nam. Nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời, chăn nuôi gia cầm trong nước sẽ không có “cửa” phát triển.
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng đến năm 2020.
Theo đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò sữa của tỉnh đạt 17.800 con, tăng hơn 10.000 con so với tổng số đàn bò hiện tại. Khi đó vấn đề thức ăn cho bò sẽ trở thành mối lưu tâm hàng đầu của nông hộ.
Trước làn sóng đầu tư được dự báo là rất lớn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi, tiêu thụ sữa tươi của Hà Nội sẽ đứng trước nhiều thách thức.
Nhà nông trẻ Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1986) đã mạnh dạn chuyển đổi cả ngàn mét vuông diện tích đất trồng mía để xây dựng chuồng trại chăn nuôi “thuần hóa” giống gà Đông Tảo (một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam) tại thôn 3, xã Mê Linh, Lâm Hà, Lâm Đồng đạt thu nhập tăng cao mỗi tháng.