Doanh nghiệp chế biến tinh bột cá sống dở chết dở
Những dàn máy “khủng”, đầu tư hàng chục tỷ đồng gần như đang phải “đắp chiếu”.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Thanh cho hay, phát huy lợi thế xã ven biển, hơn 10 năm nay nhiều hộ dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến tinh bột cá xuất khẩu sang Trung Quốc làm thức ăn chăn nuôi.
Thời điểm cách đây 2 năm về trước, nhiều Cty, cơ sở ăn nên làm ra, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, chủ yếu là phụ nữ lao động phổ thông có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, hơn một năm nay hầu hết các doanh nghiệp (DN) hoạt động cầm chừng, duy trì sản xuất chỉ để giải quyết việc làm cho công nhân.
“Nguyên nhân chủ yếu do thiếu nguyên liệu đầu vào và giá đầu ra bấp bênh”, ông Hùng nói. Cũng theo ông Hùng, những DN có nguyên liệu để sản xuất thì lại rơi vào thời điểm giá tinh bột cá giảm sâu buộc họ phải đưa vào kho đông lạnh bảo quản. Trong khi đó, nguồn vốn chủ yếu đi vay, lãi mẹ đẻ lãi con, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của DN.
Từ đầu năm đến nay dù tìm nguồn hàng khắp nơi nhưng mãi đến đầu tháng 7 Cty TNHH Châu Tuấn – Hải Thanh mới thu mua được một ít cá về xay. Nhìn dáng người gầy rộc của Giám đốc Cty Nguyễn Thị Liên đủ biết chị lo lắng thế nào khi phải chèo lái Cty vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Cty TNHH Châu Tuấn thành lập năm 2002, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa tàu, thuyền. Đến năm 2012, Cty quyết định đầu tư 14 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến tinh bột cá với công suất 4.000 tấn thành phẩm/năm.
Sau khi hoàn thiện nhà máy, đầu năm 2013 mẻ cá đầu tiên được đưa vào xay. Tuy nhiên, mới xay được mấy chục tấn bột thì ngư dân mất mùa, nguyên liệu khan hiếm khiến Cty lâm vào cảnh khó khăn. “Tổng kết cuối năm nhà máy xuất được 120 tấn bột, bán với giá 28 triệu đồng/tấn, doanh thu chỉ đạt hơn 3,3 tỷ đồng”, chị Liên nhớ lại.
Năm 2014 nguồn nguyên liệu dồi dào hơn một chút thì đúng lúc máy móc trục trặc dẫn đến sản lượng bột xay trong năm chỉ được hơn 50 tấn.
Chị Liên thở dài: “Năm nay là năm thứ 3 chúng tôi mất mùa rồi. Như trước đây, khoảng từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch cá ngập tràn nhưng 3 năm nay chúng tôi phải lặn lội xuống tận các huyện khác trong tỉnh, thậm chí đi tỉnh ngoài để mua cá nhưng cũng không có. Bây giờ càng xay càng sợ lỗ”. Cũng theo chị Liên, nếu nguồn nguyên liệu đảm bảo, mỗi năm nhà máy có thể sản xuất được 2.000 tấn bột/năm, lợi nhuận đạt hàng tỷ đồng.
“Hiện nay chi phí sản xuất một tấn bột cá hết hơn 3,5 triệu đồng (gồm: cá, than, điện, công lao động). Bán với giá bột 28 triệu đồng/tấn thì lợi nhuận mới đủ trang trải tiền lương và tiền điện. Còn tiền lãi ngân hàng chúng tôi đang phải lấy từ lợi nhuận bên sửa chữa tàu, thuyền để bù vào”, chị Liên nói. Được biết, từ đầu năm đến nay Cty TNHH Châu Tuấn mới SX được 150 tấn cá nguyên liệu.
Cùng chung cảnh ngộ, chủ cơ sở chế biến tinh bột cá Hoàng Lang, ông Trần Hùng Vương than thở: “Hai năm nay thị trường nội địa tiêu thụ ít trong khi giá bột bên Trung Quốc thu mua giảm mạnh, hàng sản xuất ra phải bảo quản nằm chờ giá nên tiền lãi “ăn” hết cả lợi nhuận”.
Cũng theo ông Vương, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì không chỉ cơ sở của ông mà hơn 10 DN chế biến tinh bột cá khác trên địa bàn Tĩnh Gia sẽ chẳng biết đi đâu về đâu.
Có thể bạn quan tâm
Ốc hương là loại thủy sản được nuôi với nhiều hình thức như nuôi trong đăng, trong lồng, trong bể xi măng và trong ao đất… có giá trị kinh tế cao song cũng nhiều rủi ro.
Buổi hội thảo đầu bờ giống lúa M1-NĐ ở xã Dị Nậu (Thạch Thất, Hà Nội) đã trở thành sự kiện hiếm có ở nơi đây. Cơn sốt lên xứ Đoài
Khóa tập huấn trang bị cho học viên những kiến thức thiết kế bài giảng, kỹ năng giảng dạy, phổ biến kỹ thuật...
9 tháng đầu năm 2015, Sở NN-PTNT Vĩnh Long đã triển khai được 5.423 ha cánh đồng lớn; các huyện, thị thực hiện thêm 10.030 ha, nâng tổng diện tích cánh đồng lớn toàn tỉnh lên 15.453 ha (tăng 6.460 ha so với năm ngoái).
Năm 2015 cả nước có 19 đơn vị tham gia SX hạt giống lúa lai F1 với tổng diện tích 2.051 ha, tăng 17,3% so với năm 2014.