Hỗ trợ giống vật nuôi cho nhân dân

Đối tượng được hỗ trợ là các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại vật nuôi do đợt mưa lũ cuối tháng 7, đầu tháng 8. Cụ thể, mức hỗ trợ với gia cầm tối đa là 25.000 đồng/con; mức hỗ trợ đối với lợn tối đa 1,2 triệu đồng/con; mức hỗ trợ đối với trâu, bò, ngựa nuôi tối đa 15 triệu đồng/con. Trường hợp có nhiều chính sách hỗ trợ cho cùng một đối tượng, chỉ được nhận mức hỗ trợ theo mức cao nhất.
Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương rà soát thống kê chính xác thiệt hại nhằm cụ thể hóa các mức hỗ trợ phù hợp, đảm bảo công khai, dân chủ để các đối tượng được hỗ trợ kịp thời, đầy đủ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Giám đốc chợ đầu mối Bình Điền, cho biết hiện lượng rau về chợ ổn định khoảng 900 tấn/ngày. Song do mưa nên nguồn cung của một số mặt hàng như xà lách, tần ô, khổ qua… giảm. Vì vậy giá các mặt hàng này cũng tăng 5.000-7.000 đồng/kg.

Một dự án nuôi cá nước lạnh kết hợp quản lý bảo vệ rừng ở vùng sâu Bảo Lâm vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư là dự án của Công ty cổ phần Thành Gia An có trụ sở đóng tại số 102 Lý Thường Kiệt, TP Bảo Lộc.

Vào năm 2012, nhiều chủ vựa cua trên địa bàn các huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Cái Nước... lao đao vì bị quỵt nợ hàng chục tỷ đồng do mua bán cua với thương lái Trung Quốc kinh doanh không phép.

Trong khi dịch bệnh trên tôm tại nhiều địa phương đã được kiểm soát thì tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại phải công bố dịch. Điều đáng nói là sau khi công bố dịch nông dân bất cập trong khâu quản lý lẫn ý thức của người nuôi.

“Mới đầu mùa mà trời nắng nóng gay gắt, con người mà cũng không trụ nổi, huống chi là tôm. Thời tiết này mà kéo dài thì diện tích tôm nuôi bị bệnh chết còn diễn biến phức tạp”- anh Hà Dũng, người nuôi tôm ở xã Phú Xuân (Phú Vang - Thừa Thiên - Huế) bày tỏ.