Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Thành Lập Quỹ Bình Ổn Giá Nông, Thủy Sản

Không Thành Lập Quỹ Bình Ổn Giá Nông, Thủy Sản
Ngày đăng: 28/10/2014

Bộ Tài chính vừa có văn bản giải trình về việc thành lập quỹ bình ổn giá nông, thủy sản.

Theo kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang, những năm qua, tình trạng giá nông, thủy sản (lúa, gạo, cà phê, cá tra, basa...) không ổn định, gây bất lợi cho người nông dân. Cử tri đề nghị có cơ chế thành lập quỹ bình ổn giá nông, thủy sản để thực hiện trợ giá khi thị trường có biến động.

Trả lời ý kiến của cử tri, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 và Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá thì mặt hàng thóc, gạo thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước bình ổn giá. Giá mặt hàng thóc, gạo nước ta hiện nay đang được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Cơ chế đó được thực thi với nội dung cơ bản là doanh nghiệp kinh doanh thóc, gạo được quyền tự định giá theo tín hiệu khách quan trên thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp và sử dụng biện pháp bình ổn giá khi có biến động bất thường về giá. Mặt hàng cà phê, cá, tôm không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá theo quy định của Luật giá.

Mặt khác, theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá thì Nhà nước chỉ lập quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng: Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu diesel, dầu mazut; điện bán lẻ; thóc, gạo tẻ thường; không lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cà phê, thủy sản.

Về cơ chế thành lập quỹ bình ổn giá, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu gạo. Việc hình thành quỹ sẽ huy động nguồn đóng góp chủ yếu từ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để hỗ trợ cho các chương trình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân trên toàn quốc.

Thông qua cơ chế hoạt động của Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu gạo, Bộ Tài chính phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ triển khai các nội dung hỗ trợ cần thiết cho các địa phương có hoạt động sản xuất và tiêu thụ gạo.


Có thể bạn quan tâm

Liều Nên… Triệu Phú Liều Nên… Triệu Phú

Đến giờ đã có nhà cao, cửa rộng, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, nhưng ông Nguyễn Xuân Yên (xóm 1, xã Khánh Thành, Yên Khánh, Ninh Bình) vẫn không thể hình dung được sao ngày ấy mình dám nhận đất gần nghĩa trang để làm kinh tế.

22/02/2014
Không Ồ Ạt Chuyển Đổi Cây Lúa Không Ồ Ạt Chuyển Đổi Cây Lúa

Hội nghị tổng kết năm 2013, triển khai kế hoạch năm 2014 và bàn giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt ở khu vực đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) tổ chức ngày 14.1 tại tỉnh Hải Dương.

22/02/2014
Những Giống Bí Lai Triển Vọng Những Giống Bí Lai Triển Vọng

Mô hình sản xuất trình diễn giống bí lai đỏ Gold star 998 và bí lai xanh Tara 888 ở thôn Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên) mang lại cho nông dân nguồn thu nhập khá. Sự thành công này mở ra hướng mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhà nông nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích...

19/03/2014
27 Tuổi, Sở Hữu Gần 60 Con Trâu 27 Tuổi, Sở Hữu Gần 60 Con Trâu

27 tuổi, anh Nguyễn Đình Thiện (tổ 7, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) đang sở hữu gần 60 con trâu, trị giá tiền tỷ.

22/02/2014
Được Mùa Bắp Nếp Được Mùa Bắp Nếp

Tại bãi biền có tên gọi Bạc Hà thuộc thôn Khúc Lũy (xã Điện Minh, huyện Điện Bàn) nông dân đang hối hả thu hoạch bắp nếp. Ông Bùi Văn Long – một người dân địa phương hồ hởi: “Mấy ngày nay vợ chồng tôi cứ quần quật ở ngoài đồng từ sáng sớm đến tối mịt để thu hái bắp nếp cung ứng cho bạn hàng.

19/03/2014