Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Thành Lập Quỹ Bình Ổn Giá Nông, Thủy Sản

Không Thành Lập Quỹ Bình Ổn Giá Nông, Thủy Sản
Publish date: Tuesday. October 28th, 2014

Bộ Tài chính vừa có văn bản giải trình về việc thành lập quỹ bình ổn giá nông, thủy sản.

Theo kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang, những năm qua, tình trạng giá nông, thủy sản (lúa, gạo, cà phê, cá tra, basa...) không ổn định, gây bất lợi cho người nông dân. Cử tri đề nghị có cơ chế thành lập quỹ bình ổn giá nông, thủy sản để thực hiện trợ giá khi thị trường có biến động.

Trả lời ý kiến của cử tri, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 và Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá thì mặt hàng thóc, gạo thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước bình ổn giá. Giá mặt hàng thóc, gạo nước ta hiện nay đang được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Cơ chế đó được thực thi với nội dung cơ bản là doanh nghiệp kinh doanh thóc, gạo được quyền tự định giá theo tín hiệu khách quan trên thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp và sử dụng biện pháp bình ổn giá khi có biến động bất thường về giá. Mặt hàng cà phê, cá, tôm không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá theo quy định của Luật giá.

Mặt khác, theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá thì Nhà nước chỉ lập quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng: Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu diesel, dầu mazut; điện bán lẻ; thóc, gạo tẻ thường; không lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cà phê, thủy sản.

Về cơ chế thành lập quỹ bình ổn giá, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu gạo. Việc hình thành quỹ sẽ huy động nguồn đóng góp chủ yếu từ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để hỗ trợ cho các chương trình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân trên toàn quốc.

Thông qua cơ chế hoạt động của Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu gạo, Bộ Tài chính phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ triển khai các nội dung hỗ trợ cần thiết cho các địa phương có hoạt động sản xuất và tiêu thụ gạo.


Related news

Làm giàu từ nấm sò Làm giàu từ nấm sò

Trồng cây sắn, cây mía luôn bấp bênh đã khiến anh Nguyễn Văn Bính quyết tâm trồng nấm sò, làm giàu ngay trên quê hương mình.

Saturday. April 17th, 2021
Phụng Công, xã tỷ phú nhờ hoa Phụng Công, xã tỷ phú nhờ hoa

Xã Phụng Công, huyện Văn Giang (Hưng Yên) là địa phương điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho thu nhập kinh tế cao nhờ nghề trồng hoa.

Monday. April 19th, 2021
Trồng dưa lưới Nhật Bản trong nhà màng Trồng dưa lưới Nhật Bản trong nhà màng

Trên diện tích đất đồi 7ha tại huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) một doanh nghiệp đã bỏ tiền đầu tư và trồng thành công 4 loại dưa lưới Nhật Bản trong nhà màng.

Tuesday. April 20th, 2021
Chàng trai nuôi chồn hương doanh thu hàng trăm triệu đồng Chàng trai nuôi chồn hương doanh thu hàng trăm triệu đồng

Để có kinh nghiệm chăn nuôi chồn hương, chàng trai ở Quảng Nam đã lên internet mày mò tự học. Giờ đây, anh đã sở hữu trong tay trang trại nuôi chồn hương

Monday. May 3rd, 2021
Sau 3 lần thất bại, lão nông trồng dưa lưới lãi nửa tỷ mỗi năm Sau 3 lần thất bại, lão nông trồng dưa lưới lãi nửa tỷ mỗi năm

Trồng dưa lưới từ năm 2016, nhưng phải mất 3 năm sau, lão nông Bùi Văn Phương ở Tống Trân, Phù Cừ, Hưng Yên mới làm chủ được quy trình và công nghệ.

Thursday. May 6th, 2021