Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Gà Sao

Nằm trong dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong xây dựng mô hình chăn nuôi gà sao sinh sản và thương phẩm tại tỉnh Bạc Liêu”, với quy mô 3.100 con gà sao, thực hiện tại 4 huyện Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai, Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu.
Ngày 18/7/2014, tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu phối hợp cùng Viện Chăn nuôi và địa phương tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi gà sao”, có gần 40 nông dân của xã Vĩnh Mỹ B tham dự.
Tại lớp tập huấn, bà con chăn nuôi được nghe Tiến sĩ Phạm Thị Minh Thu, Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, giới thiệu khái quát về đặc điểm sinh học của gà sao và hướng dẫn một số kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi gà sao giai đoạn con, giò, hậu bị (1 - 196 ngày tuổi) như: xây dựng chuồng trại, mật độ nuôi, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, kỹ thuật chăm sóc gà sao theo quy trình an toàn sinh học giai đoạn gà từ con 1 - 42 ngày tuổi, gà giò từ 43 - 161 ngày tuổi và gà hậu bị từ 162 - 196 ngày tuổi; quy trình thú y phòng bệnh cho gà sao giai đoạn con, giò, hậu bị và quy trình ấp nở gà sao.
Thông qua lớp tập huấn giúp bà con nông dân nắm được các kỹ thuật cơ bản, để áp dụng vào sản xuất một cách hiệu quả, nâng cao giá trị sản phẩm, rút ngắn thời gian nuôi, tăng năng suất, nâng cao thu nhập, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông năm 2014 – 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) đưa cây lúa mỳ vào gieo trồng tại 8 xã là Mường Vi, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Thàng, A Lù, Nậm Chạc, Nậm Pung và A Mú Sung, với diện tích 50 ha.

Tràng Lương là xã miền núi của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ở những khu vực trồng lúa kém hiệu quả, các hộ trồng thêm khoai, lạc, nhưng giá trị kinh tế không cao. Trước thực tế đó, anh Tạ Văn Chiến (SN 1986, ở thôn Linh Tràng, xã Tràng Lương) đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang phát triển trồng cây dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cây tiêu có mặt trên địa bàn huyện cách đây hơn chục năm, do một số người dân xã Cát Sơn trồng tự phát trên cây rừng, nhưng do chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên năng suất không cao. Gần đây, giá tiêu khá cao, 120 - 150 ngàn đồng/kg, nên phong trào trồng tiêu ở Phù Cát được đẩy mạnh.

Khoảng thời gian trống đó biết lấy gì để sống? Thế là anh quyết định đầu tư thâm canh thông qua việc chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước đúng cách và không quên bón phân sau thu hoạch để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng năng suất năm được năm mất.

Theo một số nông dân ở Khánh Sơn, năm nay năng suất mì chỉ đạt khoảng 80 - 85% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thất thường, cây mì vào giai đoạn phát triển, ít mưa nên sản lượng đạt thấp. Ngoài ra, do giá mì dao động ở mức thấp trong 2 năm gần đây nên người dân các địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng mì sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả, keo...