Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Bắp Nếp An Toàn

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Bắp Nếp An Toàn
Ngày đăng: 05/09/2014

Ngày 09 tháng 01 năm 2014, 30 nông dân vùng trồng bắp nếp tập trung của xã Vĩnh Phú Đông đến hộ ông Lâm Kinh Sử, ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long để tham quan mô hình trồng bắp nếp an toàn và thảo luận các vấn đề có liên quan đến sản xuất bắp nếp an toàn.  

Tại điểm thí nghiệm, ông Nguyễn Phương Hùng báo cáo quy trình kỹ thuật trồng bắp nếp an toàn: kỹ thuật làm đất, phải xử lý thuốc cỏ trước khi trồng; gieo hạt giống bắp nếp Wax 50; khoảng cách trồng 70 cm x 25 cm với mật độ 5.700 cây/1.000 m2.

Bố trí thử nghiệm không lặp lại với 04 nghiệm thức (350 m2/nghiệm thức) phân đạm; trong đó có 01 đối chứng theo tập quán bón phân của nông dân. Quá trình sản xuất, hướng dẫn nông dân ghi chép cẩn thận tình hình xuất hiện sâu bệnh, phun thuốc trừ bệnh có gốc hữu cơ và trừ sâu đục thân bằng thuốc sinh học.

Kết quả thử nghiệm cho thấy sử dụng thuốc có nguồn gốc hữu cơ sinh học kết hợp thuốc hóa học có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu bệnh.

Dự kiến lãi trung bình của 1.000 m2 bắp nếp an toàn là 2 triệu 275 ngàn đồng. Hiệu quả kinh tế trồng bắp nếp lãi gấp 1,5 - 1,7 lần so với trồng lúa /vụ.

Tại Hội thảo, nhiều nông dân chưa hiểu nhiều về an toàn thực phẩm, hàm lượng đạm Nitrat, phân hữu cơ vi sinh, thời gian cách ly, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật... Vì vậy, kết quả phân tích các chỉ tiêu về mẫu đất, mẫu nước, mẫu trái về hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, Nitrat trong từng nghiệm thức sau khi thu hoạch, chủ nhiệm đề tài sớm cung cấp cho chủ hộ và bà con trong vùng biết để trồng bắp nếp vừa cho năng suất cao vừa bảo đảm an toàn để nghề trồng bắp phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Hướng Đi Đúng Cho Nông Dân Hà Nội Hướng Đi Đúng Cho Nông Dân Hà Nội

Với hơn 40 loại rau, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha/vụ, sản lượng gần 600 nghìn tấn/năm, nhưng hiện vẫn thiếu hơn 350 nghìn tấn rau/năm so với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Để không phải nhập rau an toàn từ các địa phương khác đang trở thành mục tiêu phấn đấu của các hợp tác xã, các hộ nông dân trồng rau ở Hà Nội hiện nay.

23/07/2014
Mô Hình Nuôi Le Le Mang Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Le Le Mang Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành - An Giang) thành công với mô hình nuôi le le lấy thịt và cho sinh sản, theo kiểu bán hoang dã. Với diện tích khoảng 1.000m2, hai anh thả nuôi trên 700 con le le các loại (500 con le le sinh sản), thu lời gần trăm triệu đồng mỗi năm.

28/03/2014
Nông Dân Lãi Khá Khi Tham Gia Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Nông Dân Lãi Khá Khi Tham Gia Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.

28/03/2014
Bà Rịa - Vũng Tàu Đến Năm 2020 Toàn Tỉnh Có Khoảng 1.700 Ha Trồng Mãng Cầu Ta Bà Rịa - Vũng Tàu Đến Năm 2020 Toàn Tỉnh Có Khoảng 1.700 Ha Trồng Mãng Cầu Ta

Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh BR-VT đến năm 2020, diện tích sản xuất giống cây trồng này của tỉnh là khoảng 1.700ha, với sản lượng bình quân 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định diện tích mãng cầu ta 1.709ha, diện tích cho sản phẩm 1.606ha, sản lượng 13.403 tấn.

23/07/2014
Thăm Cù Lao Nhãn Khánh Hòa Thăm Cù Lao Nhãn Khánh Hòa

Xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) là nơi được mệnh danh “xứ nhãn” của An Giang, nổi tiếng với giống nhãn Mỹ Đức tồn tại hàng trăm năm, vì mùi vị thơm ngon khó tìm được ở nơi khác.

23/07/2014