Không Sử Dụng Giống Khoai Mì Bị Nhiễm Bệnh
Hiện nay, khoai mì về cơ bản đã thu hoạch xong. Sau khi thu hoạch, thân cây sẽ được thu gom, bảo quản để làm giống cho vụ sau.
Qua khảo sát của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho thấy, những năm gần đây, tình hình dịch hại trên cây mì có nhiều diễn biến phức tạp, một số đối tượng dịch hại nguy hiểm có nguy cơ lây lan trên diện rộng như: Bệnh chổi rồng, bệnh xì mủ thân (do vi khuẩn), rệp sáp bột hồng và một số loài rệp sáp khác.
Để hạn chế các đối tượng dịch hại nêu trên, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật đã hướng dẫn tạm thời biện pháp quản lý hom giống mì sau khi thu hoạch, nhằm hạn chế thiệt hại do dịch hại gây ra trên cây mì như: Không mua bán, trao đổi, sử dụng hom giống mì từ vùng đã bị nhiễm bệnh để làm giống, nhằm ngăn ngừa lây nhiễm và hạn chế tác hại của các đối tượng dịch hại nêu trên.
Chỉ mua hom giống từ nơi bảo đảm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, vườn giống khỏe, không bị nhiễm bệnh và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Hom giống trước khi đem trồng phải kiểm tra rệp sáp, vì đây là nguồn lây nhiễm chủ yếu trên đồng ruộng.
Trong trường hợp kiểm tra hom giống bị nhiễm rệp sáp phải xử lý bằng cách ngâm trong dung dịch nước thuốc 30 phút trước khi trồng (sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất sau: Thiamethoxam, Imidacloprid hoặc Dinotenfuran); có thể kết hợp dùng vòi phun cao áp rửa trôi rệp sáp nhiễm trên hom giống trước khi xử lý thuốc.
Có thể bạn quan tâm
Theo quy định tại Điều 6, Khoản 3, c của Nghị định 36/2014/NĐ-CP thì các sản phẩm cá tra phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83% so với khối lượng tịnh của sản phẩm (cá tra phi lê sau khi đã loại bỏ lớp mạ băng). Mức quy định nêu trên là tương đương với mức tăng trọng cho phép khoảng 15% so với miếng cá phi lê nguyên liệu.
Để chủ động thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra cho năm 2015 và đối phó với các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD áp dụng từ ngày 07/5/2015 từ mức 21.458 VND/USD lên 21.673 VND/USD.
Sau khi thiết lập kỷ lục kim ngạch xuất khẩu 1,3 tỷ USD vào năm 2014, ngay từ những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Cà Mau lại bước vào giai đoạn khó khăn mới, khiến giá trị xuất khẩu thuỷ sản giảm khá mạnh. 4 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 176.000 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ.
Ngày 13-5, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận được thông báo của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm thuộc Ủy ban châu Âu cho biết, đã nhận được chứng thư điện tử đầu tiên trên Hệ thống chuyên môn và kiểm soát thương mại (TRACES) do Cục này cấp cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU.
Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) và GlobalG.A.P đã đạt được bước tiến đáng kể trong việc triển khai biên bản ghi nhớ (MoU) trong Hội chợ thủy sản toàn cầu tại Brussels, Bỉ.