Phương Pháp Nuôi Tằm Hiệu Quả Ở Trung Quốc
Hiện nay, tại Quảng Tây Trung Quốc những người nông dân nuôi tằm không dùng phương pháp nuôi trên giá kệ mà rải lá dâu trên sàn nhà, và nuôi tằm trên mặt đất.
Ông Lê Bảo Thanh ở Huyện Liễu Thành, Quảng Tây, Trung Quốc đã có nhiều năm nuôi tằm. Ông đánh giá : “ Nuôi tằm trên sàn như thế này sẽ mát hơn. Tằm sẽ ăn được nhiều lá dâu, như vậy sản lượng tơ cũng tăng lên."
Nuôi tằm theo cách thức mới này, ông Thanh mỗi khi cho ăn chỉ cần rắc lá dâu xuống sàn, tiết kiệm nhân công và thời gian. Cũng giống như ông Thanh, những người nuôi tằm ở Quảng Tây thấy cách thức này phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương. Tại đây, họ không nuôi tằm giống mà đều mua tằm giống tại một cơ sở nuôi con giống tập trung, đó là Trung tâm phát triển tằm giống Liễu Thành.
Anh Lý Chính Đa làm việc tại Trung tâm phát triển tằm giống Liễu Thành. Anh nắm rất rõ các kỹ thuật nuôi tằm trên mặt đất. Anh cho biết: “Chúng tôi đậy vải đen lên trên để con tằm có kích thước đồng đều. Mỗi lần chúng tôi bật đèn thì sẽ lật lớp vải lên để ánh sáng chiếu vào trứng tằm. Sau khoảng 2-3 tiếng, trứng sẽ nở thành tằm con. “
Theo cách thức nuôi tằm trên mắt đất, ngoài việc nuôi tằm giống tập trung, việc chọn lá dâu cho tằm con ăn cũng rất được coi trọng. Anh Lý Chính Đa chú ý: “ Lá dâu cho tằm con ăn thì phải là lá non, chứa nhiều nước. Nhưng lá này không phù hợp với tằm trưởng thành, vì lá chứa nhiều nước, thành phần dinh dưỡng ít, vì vậy tằm cũng nhả ít tơ . Những lá già phía dưới dành cho tằm lớn ăn, vì lá chứa nhiều dinh dưỡng, tằm ăn vào sẽ nhả nhiều tơ hơn.”
Lá dâu sau khi hái về người nông dân còn phải cắt nhỏ ra rồi mới cho tằm con ăn. Lá dâu được thái thành 3 loại kích thước khác nhau từ to tới nhỏ. Lá dâu nhỏ dành cho những con tằm non, sau đó cho sẽ cho chúng ăn những loại lá dâu có kích thước to dần tuỳ theo độ tuổi. Cách làm này sẽ tiết kiệm được thức ăn cho tằm, và giúp chúng phát triển đồng đều.
Ngoài ra, người nông dân tại đây còn rắc vôi bột lên tằm khi chúng ngủ để giúp tằm khỏe mạnh, ít bệnh. " Rắc vôi như vậy sẽ giúp bảo vệ con tằm, tránh vi khuẩn xâm nhập. Khi tằm ngủ, rắc vôi bột lên thì những lá dâu ăn dở sẽ khô. Những con tằm tỉnh dậy trước sẽ không ăn được, đợi khi toàn bộ tằm thức dậy sẽ cho chúng ăn cùng nhau. Như vậy, con tằm sẽ phát triển đồng đều." - Anh Lý Chính Đa nói.
Tằm giống phát triển đồng đều thì chất lượng tơ sau này cũng sẽ tốt hơn. Phương pháp nuôi tằm giống tập trung như thế này đã giúp nâng cao sản lượng cũng như chất lượng tơ sản xuất tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
“Trong tương lai, Lào Cai sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất cá đặc sản khi nhu cầu tăng mạnh từ lĩnh vực du lịch phát triển” - đó là nhận định của ông Trần Minh Sáng, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh.
Khi các cánh đồng lúa ở Đông Hải (Tiên Yên - Quảng Ninh) chín vàng, nông dân hồ hởi ra đồng gặt lúa, thì nhiều người nuôi tôm ở xã lại canh cánh nỗi lo mùa tôm “chín”. Với nhiệt độ thời tiết lên đến 40 độ C đã biến nhiều ao đầm nuôi tôm nơi đây thành những chảo nước nóng khổng lồ, luộc chín những con tôm. Đa phần các hộ vội vàng bán tôm non vì sợ dịch...
Sau khi được Nhà nước hỗ trợ khu tái định cư ở ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh chỉ vọn vẹn gần 01ha đất (gồm 0,5ha diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, còn lại là đất nền nhà và đất trồng cây rừng), cuộc sống của vợ chồng ông Ngô Oanh Rương gặp rất nhiều khó khăn.
Ngày 19.7, ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN&PTNT), cho biết: Đến nay, ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thành lập 369 tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển với 1.424 tàu cá tham gia.
Nhiều năm qua, ngành hàng tôm luôn có giá trị cao trong nhóm đầu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu (XK). Người dân chuyển đổi sản xuất theo nghề nuôi tôm từng làm giàu, đời sống sung túc. Thế nhưng từ đầu năm đến nay trước những thay đổi bởi thời tiết bất thường, dịch bệnh và thị trường XK sụt giảm, trong khi tôm nguyên liệu gặp cạnh tranh giảm giá đã đẩy người nuôi tôm lâm vào thế khó.