Không Khuyến Cáo Trồng Mít, Thanh Long

Nông dân đang rất quan tâm đến giống mít Thái siêu sớm, trồng 2 năm đã cho trái. Theo nhiều nhà vườn, với năng suất 40 tấn/ha, giá bán khoảng 15.000 đ/kg như hiện nay, trồng mít có thể đạt lợi nhuận vài trăm triệu đồng/ha. Vì thế, giống mít siêu sớm đang được nhiều nhà vườn chọn để chuyển đổi cây trồng.
Tại Vĩnh Long, đã có nhiều vườn trồng mít siêu sớm. Một lãnh đạo huyện cho biết đã đi tham quan vườn trồng mít Thái siêu sớm ở Hậu Giang, huyện đang thí điểm mô hình đạt hiệu quả rất cao.
Tuy nhiên, theo ông Phan Nhựt Ái - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, ngành nông nghiệp không dám khuyến cáo nông dân phát triển mít Thái siêu sớm và thanh long. Bởi theo ông, thị trường tiêu thụ 2 loại trái này chưa ổn định.
Mít Thái siêu sớm là giống mít mới dễ trồng, dễ chăm sóc, vì thế, ngành nông nghiệp huyện Cai Lậy (Tiền Giang) - huyện có diện tích trồng mít lớn nhất tỉnh - cũng lo ngại việc “nhà nhà trồng mít” khi chưa có đầu ra chắc chắn. Thị trấn Cai Lậy, xã Cẩm Sơn, Thanh Hòa, Long Khánh… là những địa phương có diện tích trồng mít lớn của huyện.
Ông Phạm Văn Ngự - Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Khánh cho biết, 2- 3 năm nay nông dân trồng mít lợi nhuận cao nhưng xã khuyến cáo nông dân không nên trồng mít nhiều. Vì thời gian qua, đã có nhiều nhà vườn trồng mít bán không được.
Có thể bạn quan tâm

Thông qua trung tâm nông nghiệp huyện, từ đầu năm đến nay, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ người dân trên địa bàn huyện Đam Rông phát triển sản xuất, chăn nuôi trong các chương trình dự án lên đến trên 3,996 tỷ đồng, bao gồm: Chương trình trợ giá cây giống cà phê Robusta, sầu riêng giống mới cho người dân các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Liêng S’rônh, Rô Men, Phi Liêng, Đạ K’Nàng, với tổng kinh phí 322,5 triệu đồng;

Thôn Ánh Mai 3 (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) được nhiều người quen gọi là “Xóm Ao”. Bởi tại đây có rất nhiều nông hộ đang triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình thả cá kết hợp chăn nuôi, với khoảng 10ha diện tích ao hồ. Trong số đó có anh Nguyễn Phúc Lợi.

Trong những năm gần đây, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn huyện có hơn 40 nghìn ha rừng được bảo vệ và phát triển tốt. Mỗi năm huyện trồng mới hàng nghìn ha rừng, góp phần giữ ổn định tỷ lệ che phủ rừng.

Thời gian qua, chuối trồng ở các xã An Lĩnh, An Xuân, An Thọ (huyện Tuy An) bị bệnh rũ lá, sau đó chết khô mà không biết nguyên nhân. Xung quanh vấn đề này, Báo Phú Yên phỏng vấn thạc sĩ Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên.

Nghị định 67/2014/NĐ – CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ban hành là tin vui đối với ngư dân (có hiệu lực vào ngày 25.8 tới). Những ngày này, các ngân hàng đã tập trung vốn, cải cách thủ tục vay để sẵn sàng giải ngân cho các ngư dân, các đơn vị, tổ chức phát triển thủy sản.