Giải Pháp Cho EMS
Thiết bị phát hiện sớm vi khuẩn gây ra Hội chứng tôm chết sớm (EMS) sẽ có mặt trên thị trường đầu năm 2014. Giáo sư Don Lightner tại Đại học Arizona sắp đưa ra thị trường thiết bị phát hiện vi khuẩn gây EMS cho tôm nuôi, giúp người nuôi dễ dàng phát hiện tôm bệnh để kịp thời cách ly.
GS Lightner và cộng sự Linda Nunan đã nghiên cứu phương pháp kiểm tra nhanh dấu hiệu cho phép phát hiện sự khác biệt về gen của vi khuẩn mang mầm bệnh và vi khuẩn không mang mầm bệnh. Phương pháp này sẽ xác định rõ tôm bệnh trong khi phương pháp hiện nay chỉ có thể xác định qua nghiên cứu mô. Phương pháp này vừa tốn thời gian vừa mất nhiều chi phí.
Đây sẽ là thiết bị kiểm tra EMS đầu tiên có mặt trên thị trường và thật sự cần thiết cho ngành tôm hiện nay. GS Lightner đang hợp tác với Tech Launch Arizona (TLA) và Phòng chuyển giao công nghệ của Đại học Arizona để có thể đưa công nghệ kiểm tra này xuống tới các trại nuôi sớm nhất có thể và hi vọng công nghệ này có thể phổ cập vào đầu năm 2014 này.
Có thể bạn quan tâm
Chưa năm nào người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay! Chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay con tôm sú? Vì nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì cũng nhiều rủi ro.
Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.
Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.
Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...
Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa.