Mỹ Xuyên Không Khuyến Khích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Những trà lúa trên nền ao nuôi tôm ở vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho thấy được sự tiến bộ về kỹ thuật chăm sóc của nông dân.
Hiện nay lúa sắp cho thu hoạch với năng suất bình quân gần 6 tấn/ha, cá biệt nhiều hộ chăm sóc tốt đạt đến 1 tấn/ha. Năm nay vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên canh tác được khoảng 10.000 ha, nếu tính giá trị tăng thêm từ cây lúa ước khoảng 300 tỉ đồng.
Nông dân đã thấy được lợi ích của vùng luân canh, nhưng năm nay diện tích lúa giảm hơn 1.000 ha do bà con có xu hướng phát triển tôm thẻ chân trắng. Ông Ngô Công Văn ở xã Hòa Tú 2 cho biết: “Nếu như nuôi tôm sú thì bà con còn lắp lại 1 vụ lúa, làm như vậy thì môi trường mới bền vững, mới hạn chế ô nhiễm. Năm 2013, bà con mình có hướng nuôi tôm thẻ rất nhiều, mà nuôi tôm thẻ 2 vụ thì không làm được lúa. Tôi thấy đây là nguyên nhân môi trường ô nhiễm, nuôi sẽ không bền vững”.
Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Gia Hòa 1 cho biết: “Xu hướng nuôi tôm thẻ chân trắng trong dân ở Gia Hòa 2 quá lớn, bà con không chú trọng đối tượng tôm sú. Quan điểm chỉ đạo của xã vẫn khuyến cáo bà con mình không nuôi tự phát, không nuôi ồ ạt tôm thẻ đễ giữ cho vùng nuôi bền vững. Chúng tôi kiên quyết cho phép nuôi thẻ khoảng 700 ha, còn lại chúng tôi vẫn khuyến khích nuôi tôm sú”.
Tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn, giá tôm cao, chỉ trong 2 tháng người nuôi đã có lãi, nên hấp dẫn nông dân. Năm 2013, huyện Mỹ Xuyên đạt sản lượng tôm nuôi trên 22.000 tấn, trong đó tôm thẻ chiếm trên 70%. Ông Trần Quốc Quang - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Năm nay diện tích tôm sú vẫn được duy trì ở mức bình thường nhưng xu thế nuôi thẻ chân trắng rất lớn.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con không nên quá tập trung đối tượng này. Duy trì nuôi tôm sú, còn thẻ thì nên giữ ở mật độ thấp. Giá tôm sẽ chưa có gì an toàn nếu như chúng ta nuôi thẻ quá lớn sẽ rất khó khăn. Vấn đề môi trường vẫn là vấn đề đáng lo ngại nên chúng ta phải tập trung đối tượng tôm sú”.
Năm 2014, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ tăng đột biến như cuối vụ nuôi năm 2013, áp lực môi trường, điều kiện hạ tầng như thủy lợi, điện sản xuất chưa đảm bảo thì tình trạng tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ không an toàn.
Ngành nông nghiệp luôn khuyến cáo người nuôi tôm phải hết sức thận trọng trong việc chọn đối tượng nuôi, có quy trình nuôi, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, vốn đầu tư, công trình nuôi phù hợp và quan trọng hơn hết là môi trường vùng nuôi phải đảm bảo.
Có thể bạn quan tâm
Ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I (Phước Trung, Gò Công Đông, Tiền Giang) vừa thu hoạch ao nuôi tôm đất 3.000m2 đầu tiên với lợi nhuận hơn 15 triệu đồng. Do không có nhiều kinh nghiệm nuôi đối với loại tôm này nên hiệu quả mang lại chưa cao, nhưng bước đầu có thể thấy đây là giải pháp thay thế an toàn đối với các ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh bị dịch bệnh.
UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích mía vùng quy hoạch là 11.000 ha, sản lượng 900.000 tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh.
Gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Đồng Nai chuyển qua trồng thanh long ruột đỏ vì giá bán cao, lời nhiều. Diện tích trồng thanh long ruột đỏ tăng nhanh. Tuy nhiên, đầu ra của loại trái cây này ra sao thì hầu hết người trồng rất mù mờ.
Gặp phóng viên, nhiều nông dân Đồng Tháp Mười đều bày tỏ tâm tư về tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn giống như những điều nông dân Huỳnh Văn Sơn đã viết trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT.
Nói đến anh Dương Danh Đức, thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bà con trong thôn ai cũng biết. Mới 28 tuổi, anh đã có trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.