Không Khí Lạnh Gây Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Cây Lúa
Lúa vụ đông xuân năm nay phát triển chậm hơn những năm trước. Đến thời điểm hiện tại, lúa tại một số cánh đồng trong huyện Bắc Bình, Tánh Linh... vẫn chưa trổ bông hết toàn diện tích. Việc chậm phát triển của cây lúa không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng mà còn gây khó khăn cho kế hoạch gieo cấy vụ hè thu…
Tại một số cánh đồng tại xã Phan Hòa, Phan Rí Thành huyện Bắc Bình có khá nhiều thửa ruộng của người dân chưa trổ bông. Thời điểm này những năm trước lúa ở hai xã này đã chuẩn bị cho thu hoạch.
Ông Đinh Văn Ngự, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Bắc Bình cho biết: Nguyên nhân dẫn đến lúa vụ đông xuân năm nay phát triển chậm hơn các năm trước là vì thời tiết lạnh. “Việc cây lúa vụ đông xuân phát triển chậm không phải là điều gì bất thường.
Theo quy luật phát triển của cây lúa thì cây muốn trổ bông phải tích đủ độ nóng nhất định hay còn gọi là độ ôn. Vì vậy, khi cây lúa chưa tích đủ độ ôn thì chưa thể trổ bông. Tuy nhiên, việc này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, kế hoạch gieo cấy vụ tiếp theo”, ông Ngự nói.
Việc cây lúa chậm trổ bông sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất. Nếu như thời tiết các năm trước, nắng ấm từ trước Tết Nguyên đán thì cây lúa sẽ tích đủ độ ôn. Khi trổ bông, lúa sẽ được phát triển đưa hết ra ngoài.
Nhưng năm nay, cây lúa bị lạnh dẫn đến việc tích ôn kéo dài hơn nên khi trổ bông lúa không được đưa hết ra ngoài mà nằm một phần trong thân cây. Số hạt trên một bông lúa sẽ bị ảnh hưởng lớn. Ngoài việc bị nghẹn đòng thì tỉ lệ hạt lép trên cây lúa năm nay cũng được dự báo sẽ cao hơn những năm trước.
“Nhà tôi có thửa ruộng gần 1ha chưa trổ đều. Ở những nơi đã trổ bông thì tỉ lệ cây lúa bị nghẹn đòng nhiều hơn mấy vụ trước. Năm ngoái, trên thửa ruộng này tôi lãi được gần 5 triệu đồng. Năm nay, không biết kiếm được bao nhiêu?” - ông Tài, ở xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình lo lắng.
Không khí lạnh thời gian qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cây lúa vụ đông xuân. Thời điểm thu hoạch lúa vụ đông xuân được dự báo sẽ chậm hơn các năm trước từ 7 – 10 ngày, việc này đồng nghĩa với kế hoạch gieo cấy vụ hè thu cũng bị lùi lại.
Với diễn biến bất thường của khí hậu mấy năm gần đây, không ít người dân đang lo ngại về nguy cơ mưa gió làm giảm sản lượng ở vụ hè thu.
Có thể bạn quan tâm
Heo rừng là loài động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt, thức ăn dễ tìm; quy trình nuôi, cách chăm sóc cũng không quá khó nên mô hình này ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương.
Nhà bà Ngoan vừa làm đại lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi (TACN) và nuôi 30 lợn lái, 100 lợn thịt, với lợi nhuận mỗi năm 200 triệu đồng. “Hàng ngày, các hộ chăn nuôi trong thôn, trong xã thường phải đi mua TACN, thuốc thú y nên tiện thể tới luôn nhà tôi để trao đổi thông tin và kinh nghiệm làm ăn. Sau hơn 10 năm chăn nuôi, vợ chồng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm để trao đổi với bà con” - bà Ngoan cho biết.
Đến nay, việc tăng nhanh về diện tích và sản lượng loại cây trồng này đồng thời đặt ra bài toán về “đầu ra” của sản phẩm. Huyện Lập Thạch xác định, để mở rộng thị trường thì điều quan trọng nhất và cần làm ngay lúc này chính là phát triển thương hiệu cho sản phẩm.
Đến thời điểm này, nông dân ở huyện vùng cao Võ Nhai đã gieo trồng được 391ha cây màu vụ đông, bằng gần 102% kế hoạch. So với những năm trước, diện tích cây vụ đông năm nay của huyện tăng không đáng kể, nhưng lại hứa hẹn mùa vụ mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.
Tại một số chợ ở TP HCM, giá thanh long trước kia rớt giá thê thảm, chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg thì nay đã lên 10.000-17.000 đồng/kg (tùy loại), tức tăng giá đến hơn 4-5 lần. Măng cụt ĐBSCL và Lái Thiêu (Bình Dương) lần đầu tiên măng cụt đạt mức 30.000-45.000 đồng/kg, cao nhất trong năm thay vì chỉ có 20.000 – 25.000 đồng/kg so với tháng trước.