Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hồi Sinh Nghề Trồng Dâu, Nuôi Tằm

Hồi Sinh Nghề Trồng Dâu, Nuôi Tằm
Ngày đăng: 29/06/2012

Cây dâu, con tằm đã gắn bó với người dân xã Đắk Lua (huyện Tân Phú - Đồng Nai) gần 20 năm nay. Có thời kỳ trồng dâu, nuôi tằm ở vùng đất ngập lụt này phát triển khá mạnh.

Nhưng cũng có năm giá kén tằm xuống thấp, nhiều người dân Đắk Lua vội vã chặt dâu chuyển sang trồng cây khác. Mấy năm gần đây, giá kén tằm tương đối ổn định đã giúp nghề trồng dâu, nuôi tằm ở Đắk Lua hồi sinh.

* Hết chặt lại trồng

Chạy dọc hai bên đường song song với sông Đồng Nai thuộc địa bàn ấp 2 và ấp 6 xã Đắk Lua đâu đâu cũng thấy những vườn dâu xanh mướt. Thế nhưng cách đây 4 - 5 năm, người dân ở đây đã đua nhau chặt dâu vì giá kén tằm xuống thấp khiến diện tích chỉ còn khoảng 63 hécta. Ông Phạm Trọng Ký, Trưởng ấp 2 cho biết: “Bà con sống chủ yếu nhờ vào trồng dâu nuôi tằm. Vì là nghề cho thu nhập ổn định, nuôi tằm không cần vốn đầu tư nhiều nên phù hợp với nông dân”.

Dù vậy, cây dâu, con tằm ở Đắk Lua đến nay đã trải qua biết bao thăng trầm. Khi giá kén tằm cao thì nông dân ồ ạt trồng dâu, ngược lại kén rớt giá bà con lại vội vã chặt dâu vì cho rằng không hiệu quả bằng những cây trồng khác. Mấy năm gần đây, giá kén tằm ổn định đã giúp người dân ấp 2 và ấp 6 thoát nghèo bền vững và đã có nhiều hộ khấm khá lên. Hiện nay, nghề trồng dâu nuôi tằm chủ yếu tập trung tại 2 ấp 2 và 6 với diện tích dâu trên 100 hécta.

Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Xuân Vị, người có hơn 10 năm nuôi tằm ở ấp 2, cho biết: “Gia đình tôi trồng 2 hécta dâu, với giá kén tằm hiện nay khoảng 75 - 80 ngàn đồng/kg (cuối năm 2010, giá kén tằm tăng rất cao, lên đến 130 ngàn đồng/kg) nhưng tính ra vẫn còn lãi gấp 2 lần so với trồng bắp. Nhà tôi trung bình mỗi tháng thu được 3 tạ kén. Với giá như vậy, tôi đã thu về hơn 20 triệu đồng. Hiện nay ở ấp 2 không có loại cây nào đạt hiệu quả kinh tế hơn cây dâu, con tằm. Tôi trồng dâu, nuôi tằm từ trước đến giờ chưa bao giờ bị lỗ, kể cả khi tằm rớt giá”.

* Quyết tâm giữ nghề

Thời gian gần đây, nhiều khâu trong nghề trồng dâu, nuôi tằm được người dân Đắk Lua ứng dụng khoa học kỹ thuật nên từ cắt dâu đến cho tằm ăn đã không còn vất vả như trước. Anh Trần Hiếu Thắng, người có thâm niên gần 12 năm nuôi tằm ở ấp 2, chia sẻ: “Trước đây nuôi tằm rất kỳ công, chăm chút như nuôi con nhỏ. Bây giờ nuôi tằm thong thả hơn nhiều. Trồng dâu không còn phải đi suốt lá, tằm ăn xong không mất công ngồi nhặt từng con, công việc cho tằm ăn đã được sử dụng lưới đặc dụng. Dùng tấm lưới trải lên trên nong tằm sau đó đổ dâu trùm lên, khi tằm ăn hết lá chỉ việc cuộn lưới rồi rung nhẹ cho tằm rơi xuống nong, còn cành và thân cây dâu mang đổ”.

Hiện nay, ở Đắk Lua nghề trồng dâu nuôi tằm đã có dịch vụ nuôi tằm nhỏ (từ khi mới nở đến lúc tằm khoảng 10 ngày), đây là giai đoạn nuôi khá khó, thường có tỷ lệ hao hụt cao. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân giảm bớt khả năng rủi ro. Bà Phan Thị Lan, người nuôi tằm ở ấp 6, nói: “Giờ trồng dâu, nuôi tằm có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật nên hiện nay đã giảm được khoảng 50% nhân công so với trước đây. Điều quan trọng hơn là tằm có thể nuôi gối đầu liên tục nên không gián đoạn theo từng lứa như trước. Hơn nữa, cây dâu, con tằm khá phù hợp với vùng đất ven sông ở đây. Qua một thời gian thăng trầm của cây dâu, con tằm, giờ đây chúng tôi quyết tâm bám giữ lấy nghề đến cùng“.

Việc trồng dâu, nuôi tằm ở Đắk Lua đang khá ổn định do có cơ sở sản xuất kén tại chỗ, không còn phải mang qua tỉnh Lâm Đồng để tiêu thụ như trước nữa. Xu hướng trồng dâu, nuôi tằm đang phát triển trở lại.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị khoa học ngành Thủy sản toàn quốc lần thứ VI Hội nghị khoa học ngành Thủy sản toàn quốc lần thứ VI

Sáng 12/10, tại Nha Trang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã tổ chức Hội nghị Khoa học ngành Thủy sản toàn quốc năm 2015 lần thứ VI.

14/10/2015
Ngành chăn nuôi tìm hướng trụ vững trong TPP Ngành chăn nuôi tìm hướng trụ vững trong TPP

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất đàm phán, càng gia tăng thêm áp lực phải đổi mới mạnh mẽ ngành chăn nuôi trong nước.

14/10/2015
Khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc Khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc

Ngày 12/10, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên, cho biết: Hiện nay, tất cả bò bị bệnh lở mồm long móng (LMLM) trong đợt vừa qua đã được điều trị khỏi các triệu chứng lâm sàng, có thể ăn uống, đi lại bình thường.

14/10/2015
Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu nhỏ lẻ Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu nhỏ lẻ

Theo quy hoạch, đến năm 2020, đàn gia súc của tỉnh Cà Mau đạt 400.000 con trở lên, gia cầm đạt 1,5 triệu con trở lên. Lượng gia súc, gia cầm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân trong tỉnh.

14/10/2015
Cử nhân làm giàu từ chăn nuôi lợn rừng Cử nhân làm giàu từ chăn nuôi lợn rừng

Năm 2014 thu lãi 1,3 tỷ đồng từ đầu tư trang trại, năm 2015 được nhận giải thưởng Lương Ðịnh Của do Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng, danh hiệu Sao Thần Nông của liên ngành Hội Nông dân Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

14/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.