Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Coi Hội Là Nhà

Người Coi Hội Là Nhà
Ngày đăng: 24/06/2012

Được chứng kiến những việc làm ý nghĩa của ông Hoàng Văn Lân - Chủ tịch Hội ND xã Thiệu Trung (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa), chúng tôi mới hiểu vì sao ông được ND nơi đây quý mến.

Tham gia công tác đoàn thể từ năm 1995, ông Lân giữ chức Trưởng thôn rồi làm Bí thư Đoàn xã. Năm 1997, xã Thiệu Trung thành lập Hợp tác xã, ông được bầu làm Trưởng ban Kiểm soát. Năm 1999, tại Đại hội Hội ND xã, ông được bầu làm Chủ tịch Hội ND.

Vì lợi ích của nông dân

Gắn bó với ND, ông Lân luôn trăn trở là hơn 80% người dân Thiệu Trung quê ông sống bằng nghề trồng lúa với thu nhập bấp bênh. Bà con chỉ cần cù chịu khó thôi thì chưa thể làm giàu được mà điều quan trọng là phải thay đổi cách thức sản xuất. "Diện tích trồng lúa ở đây chiếm tỷ lệ lớn mà khâu gặt, đập của ND hoàn toàn thủ công nên năng suất rất thấp, tổn thất lớn. Lúc bấy giờ, số máy tuốt lúa trong xã chỉ có vài cái, không đủ phục vụ sản xuất" - ông Lân nhớ lại.

Ông lên xã đề nghị cho mượn tiền mua máy lồng, máy tuốt lúa về giao cho một số ND quản lý để làm dịch vụ cho bà con lúc ngày mùa. Tiền thu được sẽ hoàn trả dần cho xã.

Cách làm của ông nhanh chóng được bà con ủng hộ. Năng suất lúa theo đó cũng cao hơn hẳn những năm trước, bà con rất phấn khởi và tin ông, tin Hội ND. Nhiều người tâm sự: “Hội ND như ngôi nhà của bà con ND trong xã”.

Khôi phục nghề truyền thống

Theo ông Lân, Thiệu Trung có 6 chi hội ND với 826 hội viên. Bình quân thu nhập đầu người là 18 triệu đồng/năm. Ngoài trồng lúa, Thiệu Trung còn có nghề truyền thống đúc đồng, nên cần phải có một chiến lược để phát triển nghề này, tạo việc làm cho ND.


Nghĩ là làm, trước tiên ông Lân tập hợp những gia đình vẫn đang sống bằng nghề đúc đồng truyền thống thành những tổ, nhóm sản xuất tập trung, đưa con em lao động địa phương, nhất là thanh niên đi học nghề. Hội mời các nghệ nhân đứng lớp, hướng dẫn học viên kỹ thuật đúc đồng, vẽ họa tiết hoa văn sao cho có một sản phẩm hoàn thiện, bắt mắt.

Nói về ông Chủ tịch Hội, anh Nguyễn Văn Bảy (thôn 4) bày tỏ: “Ông Lân hết lòng với công việc chung. Nhờ có ông Lân, chúng tôi có việc làm ổn định từ nghề đúc đồng truyền thống".

“Ông Lân hết lòng với công việc chung. Nhờ có ông Lân, chúng tôi có việc làm ổn định từ nghề đúc đồng truyền thống”.

Cùng với mở lớp dạy nghề đúc đồng, năm 2011 vừa qua, ông Lân còn cùng với Hội ND xã phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện mở 4 lớp dạy nghề trồng lúa, chăn nuôi, thú y, may công nghiệp cho ND trong xã. Cùng với giúp hội viên ND nâng cao thu nhập, ông Lân còn cùng các ủy viên Ban Chấp hành Hội ND xã thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội... để tăng tình đoàn kết và giao lưu giữa các hội viên ND.

Từ khi ông Lân trở thành Chủ tịch Hội, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống đáng kể, nếu như trước đây là 20-30% thì nay chỉ còn 8%. Đời sống của ND thay đổi nhanh chóng, nhà cao tầng mọc lên san sát. Công tác hội phát triển, số hội viên ngày một tăng lên. ND hết lòng tín nhiệm và nghe theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Tổ chức hội do ông làm chủ tịch được đánh giá là một trong những tổ chức vững mạnh của huyện Thiệu Hóa.

Có thể bạn quan tâm

Tư duy và cơ chế với cây sâm Tư duy và cơ chế với cây sâm

Cây sâm khúc trúc - tên gọi dân gian được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 trên sườn núi Ngọc Linh. Cây sâm đã được đưa vào chữa trị và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong kháng chiến. Sâm Ngọc Linh cũng có tên từ đó. Là cây dược liệu đặc hữu với nhiều hàm lượng vi chất có trong củ, lá, cành còn nhiều hơn cả sâm Hàn Quốc, được các nhà khoa học thế giới khẳng định. Cây sâm có công dụng bồi bổ sức khỏe, chữa trị nhiều bệnh, phục hồi sức khỏe…

12/08/2015
Thu tiền tỷ nhờ trồng đặc sản Thu tiền tỷ nhờ trồng đặc sản

Ông Nguyễn Văn Tân, nông dân tại xã Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ), nổi tiếng tại địa phương vì có vườn cây rộng 5 hécta trồng đặc sản bơ, sầu riêng thu lãi cao. Đặc biệt, ông tự lai tạo ra giống bơ “khủng” với trọng lượng từ 1-1,6kg/trái, luôn bán được giá cao vì được thị trường ưa chuộng.

12/08/2015
Chanh rớt giá, nông dân gặp khó Chanh rớt giá, nông dân gặp khó

Cách đây khoảng vài tháng, giá chanh đạt mốc 20 - 25 ngàn đồng/kg, nhà vườn rất phấn khởi, tuy nhiên hiện nay thì 10kg chanh chưa đổi được một ly café đá đã khiến không ít nhà vườn trăn trở khi canh tác loại cây trồng này.

12/08/2015
Giá lợn hơi giảm từng ngày Giá lợn hơi giảm từng ngày

Việc giảm giá này là hậu quả tất yếu khi mà người tiêu dùng e ngại với thịt lợn trước thông tin nhiều trang trại trong khu vực vẫn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

12/08/2015
Tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi Tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi

Qua 2 năm đã có 10/13 tỉnh thành ở ĐBSCL xây dựng đề án tái cơ cấu nông nghiệp và ban hành kế hoạch hành động.

12/08/2015