Không dễ có thương hiệu gạo Việt

Ngày 20-10, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Bộ Khoa học - Công nghệ và UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp tổ chức hội nghị triển khai đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.
Không thể chấp nhận
Theo kế hoạch, đến năm 2020 sẽ có khoảng 20% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chính thức có thương hiệu riêng
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết sau 30 năm đổi mới, Việt Nam từ nước thiếu lương thực đã vươn lên đứng hàng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo với năng lực mỗi năm xuất khẩu từ 6-8 triệu tấn, giá trị kim ngạch đạt từ 3-3,7 tỉ USD.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, nông nghiệp nước ta đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, liên kết chuỗi giá trị còn yếu, chất lượng nông sản chưa đồng đều nên rất khó xây dựng được thương hiệu.
Cho rằng xây dựng thương hiệu gạo là “hết sức cấp bách nhưng ông Nam cũng thừa nhận thời gian qua, Việt Nam đã chậm chân trong công tác này.
Bằng chứng là một số doanh nghiệp (DN) làm tốt thương hiệu nhưng khi đưa ra nước ngoài thì bị đánh cắp mà chẳng biết cầu cứu đến ai.
Trong khi đó, phần lớn các DN xuất khẩu gạo vào thị trường EU hoặc châu Phi đều qua trung gian là Thái Lan hoặc Campuchia.
“Chúng ta không thể chấp nhận tình trạng DN nước ngoài mang bao bì, nhãn mác của họ vào mua gạo Việt Nam để xuất khẩu.
Để khắc phục tình trạng này thì nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ cơ chế chính sách.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ giúp quảng bá thương hiệu cũng như tìm kiếm thị trường, còn việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia có thành công hay không chính là từ các DN.
Bởi lẽ, DN muốn có gạo chất lượng để xuất khẩu thì phải xây dựng được vùng lúa nguyên liệu”- ông Nam nhấn mạnh.
Đừng mạnh ai nấy làm
Ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho biết trước đây, nông dân sản xuất lúa cao sản như IR 50404 để giải quyết đến 50% nhu cầu xuất khẩu đối với các thị trường cần gạo phẩm cấp thấp như Trung Quốc hay châu Phi.
Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã khác nên cần sắp xếp lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị hàng hóa và an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ cho những thị trường cao cấp.
Ông Huệ cho rằng muốn làm được điều đó thì khâu quan trọng đầu tiên là nông dân phải sử dụng giống lúa thuần chủng (giống xác nhận) chứ không để tiếp tục xảy ra tình trạng mạnh ai nấy làm.
Gạo Việt Nam cũng rất khó có thương hiệu vì hiện vẫn còn trên 90% sản lượng lúa của nông dân bán thông qua thương lái.
Vì muốn có lợi nhuận cao, nhiều thương lái không ngần ngại trộn nhiều giống lúa khác nhau trước khi giao cho DN chế biến xuất khẩu.
Đồng quan điểm này, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An tại TP Cần Thơ, cho biết đã trực tiếp sản xuất suốt hơn 19 năm nên ông thấy việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia là hết sức cấp bách.
“Không còn con đường nào khác là DN phải xây dựng thương hiệu gạo quốc gia từ vùng nguyên liệu chứ không phải ở trong hội trường theo kiểu muốn vẽ hình cô gái như thể nào thì vẽ” - ông Bình thẳng thắn.
Chất lượng là trên hết
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Lộc Trời (An Giang), khẳng định khi nào DN có gạo ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới bàn đến chuyện làm thương hiệu và giá cả.
Thậm chí, khi đã có thương hiệu rồi cũng rất khó giữ được vì còn nhiều DN kinh doanh gạo không nhãn mác, tràn lan ngoài thị trường mà không phải chịu thuế.
Trong khi đó, các DN làm ăn đàng hoàng và bài bản thì lại phải chịu mức thuế GTGT 5%.
Related news

Hàng triệu hộ chăn nuôi trong cả nước đang đối mặt với muôn vàn khó khăn khi heo, gà, vịt, cá tra… rớt giá thê thảm, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến người nuôi thua lỗ. Giá gà công nghiệp trong tháng 5-2013, rớt xuống mức thấp kỷ lục 13.000 - 15.000 đồng/kg, chưa bằng 50% chi phí giá thành sản xuất; gà tam hoàng từ 38.000 đồng/kg vào tháng trước, nay giảm còn 30.000 đồng/kg; trong khi giá heo cũng giảm còn 3,5 - 3,6 triệu đồng/tạ, thấp hơn giá thành nuôi là 4 - 4,1 triệu đồng/tạ… Giá rẻ đã đành, song người chăn nuôi muốn bán sản phẩm dù chấp nhận lỗ cũng rất khó.

Từ sau cơn biến động rớt giá trong những năm 2005, 2006 làm các trang trại và người chăn nuôi lao đao, thì hiện nay dê, cừu đã dần lấy lại vị thế với tổng đàn ngày càng tăng.

Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.

Trong sản xuất vụ hè-thu năm nay, với tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh trên 23.000 ha, nhờ thời tiết diễn biến có chiều hướng tương đối thuận lợi, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã triển khai thực hiện các mô hình, dự án sản xuất mới và chuyển tiếp từ năm trước.

Theo phòng NN và PTNT huyện Sơn Dương, từ nguồn kinh phí của Nhà nước, năm 2011, huyện triển khai thực hiện Dự án phát triển cây rau vụ đông tại 7 xã với tổng diện tích trên 76,5 ha, gồm: Xã Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Vĩnh Lợi, Sơn Nam, Chi Thiết và thị trấn Sơn Dương.