Không Còn Hộ Dân Nào Ở Bình Ngọc Trồng Rau Theo Mô Hình VietGAP
Ngày 24/2, ông Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc HTX Nông nghiệp - Kinh doanh tổng hợp Bình Ngọc (TP Tuy Hòa, Phú Yên) cho biết, tất cả 25 hộ thành viên của HTX đăng ký trồng rau theo mô hình VietGAP trên diện tích 13.380m2 vào cuối năm 2011 đến nay đã không còn trồng rau theo mô hình này.
Nguyên nhân là do HTX không xây dựng được nhà sơ chế, mã vạch, logo, khiến rau trồng theo mô hình này khó vào siêu thị, dù HTX đã ký hợp đồng với Siêu thị Co.opMart Tuy Hòa trong việc tiêu thụ rau của thành viên.
“Hiện tất cả 25 hộ đăng ký trồng rau theo mô hình VietGAP đã chuyển sang trồng rau theo cách truyền thống. Mỗi ngày 25 hộ thu hoạch gần 500kg rau ăn lá các loại, trong khi Siêu thị Co.opMart Tuy Hòa chỉ mua khoảng 100kg rau, số còn tại bán cho tiểu thương các chợ trong tỉnh”, ông Anh nói.
Năm 2011, Trung tâm Chất lượng Nông - lâm - thủy sản vùng 3 (thuộc Bộ NN-PTNT) cấp giấy chứng nhận mô hình trồng rau VietGAP cho HTX Nông nghiệp - Kinh doanh tổng hợp Bình Ngọc, với 9 loại rau ăn lá. Hộ trồng nhiều 1.500m2, hộ trồng ít cũng 500m2. Ngoài giấy chứng nhận này, HTX còn được Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cấp giấy chứng nhận rau an toàn cho 20ha trong tổng số 40ha rau của HTX. Hiện mỗi ngày, làng rau Bình Ngọc cung cấp ra thị trường khoảng 3 tấn rau ăn lá các loại.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều hộ nuôi cá lồng, bè bị chết hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề, nguyên nhân được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại này hoàn toàn có thể tránh được nếu cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các dấu hiệu bất thường trong môi trường nước ở khu vực nuôi cá cho người dân.
Hiện nay, diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng toàn tỉnh Cà Mau đạt trên 1.200 ha, phấn đấu đến năm 2015 đạt 1.800 ha và 2.100 ha vào năm 2020. Đồng thời, bảo tồn và phát triển các loại cá đồng khoảng 8.000 ha (chủ yếu là cá lóc).
Là vùng chuyên canh màu, nông dân xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng canh tác rất nhiều loại, trong đó cây đậu phộng đã chứng tỏ ưu thế hơn hẳn do đặc tính ngắn ngày, dễ trồng, năng suất cao, giá cả ổn định. Do đó nhiều năm nay, cây đậu phộng đã rất quen thuộc với nông dân Đại Tâm và đã giúp nhiều hộ thoát nghèo.
Quyết tâm phát triển kinh tế gia đình từ nghề trồng cây tắc và với sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã Hòa Long, gia đình anh Nguyễn Văn Ngay (SN 1961, ở tổ 15 ấp Đông, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) đã vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để và tạo việc làm cho người dân địa phương.
Thời gian gần đây, tại các chợ dân sinh cũng như vỉa hè Thủ đô xuất hiện rất nhiều điểm kinh doanh “cam Hà Giang”. Loại cam này có đặc điểm vỏ mỏng, màu xanh hoặc xanh ngả vàng, tép cam màu vàng chanh rất bắt mắt, mọng nước và không có hạt.