Không Còn Hộ Dân Nào Ở Bình Ngọc Trồng Rau Theo Mô Hình VietGAP

Ngày 24/2, ông Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc HTX Nông nghiệp - Kinh doanh tổng hợp Bình Ngọc (TP Tuy Hòa, Phú Yên) cho biết, tất cả 25 hộ thành viên của HTX đăng ký trồng rau theo mô hình VietGAP trên diện tích 13.380m2 vào cuối năm 2011 đến nay đã không còn trồng rau theo mô hình này.
Nguyên nhân là do HTX không xây dựng được nhà sơ chế, mã vạch, logo, khiến rau trồng theo mô hình này khó vào siêu thị, dù HTX đã ký hợp đồng với Siêu thị Co.opMart Tuy Hòa trong việc tiêu thụ rau của thành viên.
“Hiện tất cả 25 hộ đăng ký trồng rau theo mô hình VietGAP đã chuyển sang trồng rau theo cách truyền thống. Mỗi ngày 25 hộ thu hoạch gần 500kg rau ăn lá các loại, trong khi Siêu thị Co.opMart Tuy Hòa chỉ mua khoảng 100kg rau, số còn tại bán cho tiểu thương các chợ trong tỉnh”, ông Anh nói.
Năm 2011, Trung tâm Chất lượng Nông - lâm - thủy sản vùng 3 (thuộc Bộ NN-PTNT) cấp giấy chứng nhận mô hình trồng rau VietGAP cho HTX Nông nghiệp - Kinh doanh tổng hợp Bình Ngọc, với 9 loại rau ăn lá. Hộ trồng nhiều 1.500m2, hộ trồng ít cũng 500m2. Ngoài giấy chứng nhận này, HTX còn được Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cấp giấy chứng nhận rau an toàn cho 20ha trong tổng số 40ha rau của HTX. Hiện mỗi ngày, làng rau Bình Ngọc cung cấp ra thị trường khoảng 3 tấn rau ăn lá các loại.
Related news

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu bắt đầu xuất hiện vào năm 1996 ở ĐBSCL. Từ đó đến nay, nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn đang nở rộ, nhất là vào thời điểm giáp vụ, khan hiếm nguyên liệu ở khu vực này.

Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sinh sống tại các xã ven biển, ven đầm chung tay với chính quyền địa phương tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát tại các điểm nóng, kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm

Thời tiết đang rét đậm kèm theo gió mùa Đông Bắc nên sức đề kháng của vật nuôi và thủy sản giảm, sinh trưởng phát triển chậm, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết rét hàng loạt nếu như không có biện pháp phòng, chống kịp thời

Những năm qua, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản của ngư dân Tiền Giang lên đến 30%. Nguyên nhân chính là do hầm bảo quản không đảm bảo, phương pháp bảo quản còn lạc hậu, khiến chất lượng hải sản giảm sút. Do đó, việc nâng cấp hầm bảo quản, áp dụng các phương pháp bảo quản tiên tiến là vô cùng cần thiết, để giảm tổn thất sau thu hoạch.

“Thời tiết xấu, ngư dân chúng tôi không dám đùa giỡn với tính mạng và tài sản của mình nên phải cho tàu nằm bờ gần một tháng nay”, thuyền trưởng Nguyễn Công (chủ tàu BĐ 95279, trú huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đang neo đậu tàu tại Âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng chia sẻ.