Không có việc thương lái Trung Quốc thu mua gà, trứng gà Đông Tảo với giá cao bất thường
Phóng viên Báo Hưng Yên trao đổi với Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Phú, xung quanh vấn đề này.
Phóng viên: Với vai trò đại diện cơ quan quản lý, đề nghị ông cho ý kiến, khuyến nghị về vấn đề này?
Ông Nguyễn Văn Phú: Chiều ngày 24.9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND và người chăn nuôi xã Đông Tảo (Khoái Châu), khẳng định thông tin thương lái Trung Quốc thu mua gà Đông Tảo, trứng gà Đông Tảo với giá cao bất thường là thất thiệt.
Đàn gà Đông Tảo trên địa bàn xã trong 3 tháng nay phát triển ổn định về số lượng và chất lượng.
Trứng gà Đông Tảo lai có giá bán từ 50 - 80 nghìn đồng/quả, trứng gà Đông Tảo bán với giá từ 100 - 120 nghìn đồng/quả, gà bóc trứng có thể bán được với giá từ 250 - 300 nghìn đồng/con.
Giá như vậy là bình thường, không có gì là cao bất thường. Nhiều hộ chăn nuôi khẳng định, nếu muốn mua gà Đông Tảo phải đặt trước hàng tháng, hộ chăn nuôi cũng không bán gà Đông Tảo thuần mà chỉ bán gà Đông Tảo lai – gà thương phẩm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chi cục Thú y, UBND huyện Khoái Châu, UBND xã Đông Tảo về việc “Tăng cường công tác quản lý đàn gà Đông Tảo tại địa phương”, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh, bảo vệ nguồn gen quý, tránh tình trạng lừa đảo, trà trộn gây ảnh hưởng tới thương hiệu gà Đông Tảo.
Đề nghị UBND huyện Khoái Châu chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chức năng phối hợp với UBND xã Đông Tảo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc đi, đến và hiện tượng mua gà, trứng gà Đông Tảo giá cao bất thường của thương lái Trung Quốc;
Tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi gà Đông Tảo tại xã về trách nhiệm của các hộ trong việc bảo vệ nguồn gen quý của quốc gia trước những diễn biến bất thường; không vì lợi nhuận trước mắt mà đánh mất đi thương hiệu của gà Đông Tảo tại địa phương.
Mọi diễn biến bất thường tại địa phương về việc thu mua gà Đông Tảo của các thương lái Trung Quốc đề nghị báo cáo ngay về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có biện pháp xử lý kịp thời.
Phóng viên: Để giữ gìn, phát triển giống gà quý Đông Tảo trong thời gian tới cần biện pháp gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Phú: Bảo tồn, phát triển giống gà quý Đông Tảo đã được tỉnh ta quan tâm triển khai từ nhiều năm nay.
Gà Đông Tảo là loại gia cầm có chất lượng cao và được ưa chuộng ở cả thị trường trong và ngoài tỉnh, đã được Cục Sở hữu Trí tuệ chứng nhận thương hiệu bảo hộ tập thể “Gà Đông Tảo” tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu. Đề án giống vật nuôi chất lượng cao được tỉnh triển khai từ năm 2013 đến nay cũng luôn ưu tiên hỗ trợ nông dân về con giống, kỹ thuật chăn nuôi gà Đông Tảo.
Thời gian tới đàn gà Đông Tảo cần tiếp tục được bảo tồn, phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đi cùng với kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh.
Hộ chăn nuôi tích cực, chủ động trong bảo tồn đàn gà bố mẹ thuần chủng, giữ gìn nguồn gen độc đáo, không vì lợi nhuận trước mắt mà làm ảnh hưởng, làm mất nguồn gen quý, không vì thương lái trả giá cao bất thường mà bán những lứa gà bố mẹ thuần chủng.
Bên cạnh đó, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cần tăng cường theo dõi, chăm sóc đàn gà, phòng ngừa tốt các loại dịch bệnh, không sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi, thuốc… không rõ nguồn gốc xuất xứ trong chăn nuôi, bảo đảm chất lượng và giữ uy tín cho hoạt động chăn nuôi giống gà quý của địa phương; thường xuyên tuyên truyền, quảng bá để thương hiệu gà Đông Tảo - gà “Tiến vua” có sức hút, sức cạnh tranh cao trên thị trường.
Phóng viên: Xin cám ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, lượng sản phẩm chăn nuôi của tỉnh được Chi cục kiểm dịch để xuất ra ngoài tỉnh đã tăng rất nhanh và tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2012.
Ngô (bắp) chết đứng - hiện tượng lạ chưa từng thấy từ trước tới nay với nông dân trồng bắp ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang. Hiện tượng này đang làm cho hàng trăm nông dân nơi đây hoang mang, lo lắng...
Công ty FrieslandCampina Việt Nam đã triển khai những mục tiêu hàng đầu của chương trình phát triển ngành sữa trong hơn 17 năm qua.
Phú Giáo là huyện thuần nông nghiệp, 80% dân số sống bằng nghề nông với thế mạnh cây công nghiệp dài ngày mang giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu, điều. Đó là những điều kiện thuận lợi làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn và nông dân (NN, NT&ND) Phú Giáo sau 5 năm (2008-2012) triển khai thực hiện Kế hoạch số 29-KH/HU của Huyện ủy đề ra.
Được chọn làm xã điểm chỉ đạo của tỉnh về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay xã Phong Châu (Trùng Khánh) đã tạo được bước chuyển biến rõ riệt trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương.