Không Cấm Thu Gom Ốc Bươu Vàng

Tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông sản ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định, Bộ không cấm người dân thu gom ốc bươu vàng.
Tại nội dung công văn khẩn ngày 30/10, Bộ NNPTNT có nêu vấn đề: Thời gian gần đây, tại một số địa phương xảy ra tình trạng buôn bán, nhân nuôi ốc bươu vàng thiếu kiểm soát, gây nguy cơ lây lan, phát tán dịch hại, vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Ốc bươu vàng là loài ngoại lai xâm hại và là sinh vật gây hại nguy hiểm đối với lúa và một số cây trồng dưới nước ở Việt Nam. Vì vậy, cần kiểm soát chặt chẽ các hành vi gây nguy cơ phát tán ốc bươu vàng.
Bộ NNPTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở NNPTNT tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm của các tổ chức, cá nhân có hành vi nhân nuôi, vận chuyển, phát tán ốc bươu vàng.
Đặc biệt nghiêm cấm việc nhân nuôi ốc bươu vàng. Nếu phát hiện, không chỉ xử phạt vi phạm hành chính mà còn buộc phải tiêu huỷ theo quy định.
Sau khi công văn của Bộ NNPTNT gửi xuống các địa phương, nhiều ý kiến cho rằng thu gom ốc bươu vàng để bán hoàn toàn hợp pháp và hợp lý; người dân có thể gia tăng thu nhập, đồng thời cũng là thu gom để chống dịch hại từ loại ốc này. Thực tế, bà con vẫn thường xuyên thu gom ốc bươu vàng để làm thức ăn cho thủy cầm.
Trước những ý kiến từ các địa phương, tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông sản ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định Bộ NNPTNT không cấm người dân thu gom ốc bươu vàng, thậm chí còn khuyến khích việc này.
Việc người dân bắt, thu gom ốc bươu vàng có hai cái lợi, đó là hạn chế sinh vật gây hại cho cây trồng và giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, hoạt động này phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh phát tán ốc ra đồng ruộng và bảo vệ môi trường.
Ngay tại cuộc giao ban, Thứ trưởng Thu cũng yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật có biện pháp quản lý theo hướng cho phép người dân bắt, gom ốc bươu vàng nhưng nghiêm cấm việc nhân nuôi, phát tán.
Related news

Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, Phó trạm kiểm soát Biên phòng Đà Rằng cho biết, hiện còn 161 tàu của ngư dân phường 6 đang khai thác cá ngừ đại dương tại khu vực quần đảo Trường Sa. Dự kiến từ ngày 20 đến 28 tháng Chạp (ngày 8 đến 16/2) các tàu này sẽ cập cảng để ngư dân đón Tết Nguyên đán Ất Mùi.

Số tôm được bơm tạp chất chủ yếu được chuyển đi tiêu thụ tại chợ, nhà hàng, nơi tổ chức sự kiện, tiệc cưới trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Đội QLTT số 17 đã tạm giữ toàn bộ 150 kg tôm và 5 kg bột, đồng thời lấy mẫu để giám định chất lượng sản phẩm theo quy định.

Anh Nguyễn Xuân Tùng (39 tuổi), chủ tàu QB 91694 TS phấn khởi cho biết thường những chuyến biển trước, con tàu công suất 780 CV của anh tốn chi phí trung bình từ 150-170 triệu đồng/chuyến, nhờ nhiều đợt giảm giá dầu mà chuyến này chỉ còn tốn khoảng 120 triệu đồng, lãi nhiều hơn so với các đợt trước.

Theo quan niệm của nhiều người, có thịt lợn rừng để ăn trong ngày Tết là may mắn cho năm mới. Vì vậy, ở nhiều vùng quê xuất hiện một số mô hình chăn nuôi lợn rừng phục vụ tết. Trang trại của anh Hồ Khắc Hiệp ở xóm 1 Đồng Tâm, xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An là một điển hình như vậy.

Cách đây 5 năm, một số hộ dân các xã khu đông huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã mang giống tiêu nổi tiếng ở Vĩnh Linh về trồng. Nhưng cây tiêu mọc lên còi cọc nên nhiều người muốn bỏ. Thế nhưng, chỉ vài năm sau, cây tiêu bỗng phát triển xanh tốt, đơm hoa, kết trái, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều nông dân đã bắt đầu chú trọng đến việc phát triển cây tiêu.