Khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới
Đến nay, xã Thuận đạt được 11/19 tiêu chí trong xây dựng NTM, trong đó, nổi bật là các tiêu chí về giáo dục, y tế, nhà ở, an ninh, trật tự xã hội... Những thành quả đạt được của xã Thuận trong xây dựng NTM rất đáng ghi nhận, bởi đây là một xã biên giới, với 638 hộ, 2.896 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chiếm hơn 75%, với xuất phát điểm thấp về kinh tế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Qua hơn 4 năm triển khai xây dựng NTM, những tiềm năng thế mạnh sẵn có ở xã Thuận được đánh thức và phát huy hiệu quả. Nổi bật là trên lĩnh vực kinh tế, xã Thuận đã tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển toàn diện, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tập trung thâm canh vùng sắn nguyên liệu, diện tích chuối xuất khẩu, phát triển cao su tiểu điền ở những vùng đã được quy hoạch; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT, liên kết, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm; hướng dẫn người dân về phát triển các loại cây trồng chủ lực, mạnh dạn cải tạo thay giống các vườn cây lâu năm bằng giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt. Sự chuyển đổi mạnh mẽ nhất trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở xã Thuận bắt đầu từ cây sắn nguyên liệu.
Hiện nay, diện tích sắn toàn xã đạt hơn 570 ha, năng suất bình quân 17,5 tấn/ha; nhập cho Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa trên 47.500 tấn. Bình quân thu nhập từ cây sắn đạt 15,2 tỷ đồng/ năm. Nhiều gia đình làm giàu từ trồng sắn đã gia nhập CLB thu nhập trên 100 triệu đồng ở vùng Lìa. Bên cạnh đó, người dân trong xã còn chú trọng phát triển diện tích trồng chuối với hơn 442 ha, thu nhập bình quân hàng năm 8,5 tỷ đồng. Các ngành nghề dịch vụ phát triển mạnh mẽ, với 105 hộ kinh doanh các loại hình dịch vụ ngành nghề, vận chuyển sắn nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn, thu nhập từ thương mại dịch vụ hàng năm đạt 3,8 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 150 lao động. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2015 tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ của xã đạt trên 29,4 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 9,3 triệu đồng; số hộ nghèo hiện còn 77 hộ/638 hộ, chiếm tỷ lệ 12,06%.
Điểm nổi bật trong khởi sắc ở xã Thuận chính là sự nghiệp giáo dục- đào tạo được quan tâm đầu tư đúng mức. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt công tác dạy và học; chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Công tác khuyến học, khuyến tài phát triển sâu rộng. Các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao có nhiều tiến bộ, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện. Gắn việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” từng bước đi vào chiều sâu; số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa tăng từ 250 hộ (năm 2010) lên đến 489 hộ (năm 2014); 13 thôn phát động xây dựng thôn văn hóa, trong đó có 10 thôn được công nhận thôn văn hóa cấp huyện. Từ năm 2010- 2015, xã Thuận đã xây dựng được 10 nhà sinh hoạt cộng đồng ở 10/13 thôn bản, 1 nhà văn hoá trung tâm đầy đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc gia; 98 % hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn và điện thoại.
Công tác chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho nhân dân và phòng chống dịch bệnh, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế ngày càng được nâng cao. Trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2014. Công tác phối hợp quân- dân y trong khám chữa bệnh cho nhân dân thường xuyên được triển khai kịp thời, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân và cộng đồng. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách Dân số- KHHGĐ đạt được hiệu quả, thực hiện tốt mô hình sinh ít con, tập trung phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, xã Thuận thường xuyên quan tâm xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, chủ động đề cao cảnh giác cách mạng và thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với xây dựng NTM. Công tác xây dựng hệ thống chính trị luôn được chú trọng, trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy các phong trào thi đua và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn là các đại gia nắm quyền chi phối trong ngành này. DN nhỏ và vừa đang chật vật tìm hướng để tồn tại trong giai đoạn hội nhập.
Theo chân ông Nguyễn Văn Huệ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Bình, chúng tôi đến thăm trang trại nuôi bò của anh Thủ tại khu vực Suối Nổ (thôn Bình Lộc 1). Trong trang trại rộng 3 ha trồng nhiều loại cây ăn quả, anh Thủ đã dành đến 2 ha để trồng cỏ voi và 0,5 ha làm lúa nước.
Nguồn cung sữa bò nguyên liệu trong nước mới đáp ứng 30% nhu cầu. Để đáp ứng, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sản phẩm sữa (kể cả kem), năm 2013 phải chi 1,2 tỷ USD cho việc nhập khẩu này. Vì vậy, nghề nuôi bò sữa được xem là có đầu ra ổn định ngay tại thị trường trong nước.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Hòa (Long An), ngày 26-9-2014, huyện đã tiến hành tiêu hủy 400 con gà của hộ ông Phạm Bá Thước, ấp Lập Điền, xã Tân Mỹ. Đàn gà được ông Thước nhập về nuôi vào ngày 19-9, với số lượng 2.000 con (1 ngày tuổi) có giấy kiểm dịch của Chi cục Thú y Khánh Hòa.
Cách làm này đã đẩy những người kinh doanh thịt heo chân chính, bảo đảm chất lượng trong nhiều tháng qua bị lỗ nặng, thậm chí có người phải phá sản (một số người khác vì miếng cơm manh áo cũng đã phải chuyển sang hình thức bơm nước vào heo để tồn tại).