Một Số Lưu Ý Khi Nuôi Tôm Trong Mùa Nắng
Hằng năm vào mùa nắng, nước ở một số tuyến sông và trong vuông bị cạn kiệt, nhiệt độ nước, độ mặn, độ kiềm tăng cao, tảo phát triển nhiều… sẽ gây ra một số bất lợi đối với tôm nuôi, làm thiệt hại về kinh tế. Người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Gia cố bờ bao hạn chế rò rỉ.
- Nên có ao lắng để chủ động nguồn nước, chuẩn bị máy bơm để bơm nước khi cần thiết.
- Luôn giữ mực nước trên trãng từ 30 cm trở lên, dưới kinh mương từ 1 m trở lên để môi trường vuông nuôi ít dao động, tôm giảm sốc, giảm rủi ro bệnh tật.
- Vào mùa nắng, các yếu tố môi trường thường biến động, nên cần kiểm tra thường xuyên các thông số môi trường và theo dõi hoạt động của tôm.
- Khi nhiệt độ nước tăng trên 32 độ C, tôm ít hoạt động, nằm yên, ngừng ăn, tôm vùi mình, do đó tôm rất dễ bị bệnh đóng rong, đen mang.
- Khi trời nắng nóng có sự dao động lớn giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ môi trường nước, tránh gây sốc hoặc làm động tôm như chài, mò bắt, làm như thế tôm sẽ búng, nhảy lên mặt nước làm cong thân, gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm.
- Vào mùa nắng nước cạn, độ mặn thường tăng cao, độ trong thấp, rong tảo phát triển nhiều, pH dao động trong ngày lớn, oxy giảm thấp vào ban đêm… dẫn đến tôm khó lột xác, chậm lớn, tôm bị đỏ thân do thiếu oxy… Nếu có điều kiện, cần cấp nước để bù vào lượng nước bốc hơi. Nên cấp nước từ từ, khoảng 20-30% lượng nước trong vuông, cấp vào lúc trời mát, khoảng sau 19 giờ đêm, cấp nước cần qua ao lắng và xử lý. Nên sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ giúp ổn định môi trường, hạn chế khí độc trong vuông nuôi.
- Vào mùa nắng đôi khi xuất hiện mưa trái mùa làm môi trường nước biến động, người nuôi tôm cần theo dõi, quản lý ao nuôi, đề phòng tôm bị sốc, ảnh hưởng đến hoạt động sống. Bên cạnh đó cũng khuyến cáo người nuôi nên thả với mật độ vừa phải.
- Khi trời nắng kéo dài, nước bốc hơi, sự rò rỉ làm mức nước ao nuôi thấp, độ mặn tăng cao từ 35-45‰, trong khi độ mặn của bao tôm giống ở khoảng 24-28‰, như vậy có sự chênh lệch lớn về độ mặn giữa tôm giống và ao nuôi. Nếu thả giống ở thời điểm này, tôm có khả năng thiệt hại từ 50-100%. Có thể thuần hóa độ mặn tôm giống từ từ để phù hợp với độ mặn vuông nuôi./.
Có thể bạn quan tâm
Làm ăn bây giờ mà không hợp tác, liên kết khó có thể thành công! Liên kết ở đây là mối liên kết “4 nhà”, cốt lõi nhất là liên kết giữa nhà nông với doanh nghiệp để ký kết hợp đồng “đầu vào, đầu ra”. Nhiều hợp tác xã (HTX) ở ĐBSCL đã làm được điều này và trở thành những HTX kiểu mới điển hình.
Tuy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Dubai trong năm 2013 còn khiêm tốn, nhưng thị trường này đang mở ra khá nhiều hấp lực với doanh nghiệp Đồng Nai. Hàng hóa khi đã vào được Dubai thì dễ dàng sang các nước Trung Đông, châu Phi.
Năm 2014, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu sẽ được đầu tư cho trồng và chăm sóc rừng (từ năm 2014 - 2016) với kinh phí hơn 2 tỷ đồng; trong đó, trồng rừng trên đất nuôi tôm hơn 71ha.
Sau chuyến biển xuất hành đầu năm, ngư dân Phan Thiết (Bình Thuận) trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến bãi, bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, mỗi thuyền khai thác ít cũng được vài ba tấn cá, có thuyền lên đến cả chục tấn.
Sóc Trăng tự hào là vùng nuôi tôm công nghiệp đứng đầu cả nước, sản lượng tôm nuôi và chế biến xuất khẩu chiếm tương đương 20% giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã không ngừng đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình nuôi tiên tiến hơn, năng suất, chất lượng cao hơn.