Nỗ lực cứu chè
Với tổng diện tích vùng trồng lên tới hơn 4.500ha, cây chè được xem là thế mạnh của Thanh Chương trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đợt nắng nóng kéo dài vừa qua đã gây thiệt hại hơn 1.200ha chè, trong đó Thanh Mai, Thanh Tùng, Thanh An, Thanh Thịnh… là những xã có nhiều vùng chè bị chết cháy trên 70%, nâng tổng số diện tích phải trồng mới lên tới 585ha. Ông Lê Đình Thanh – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Trước mắt, huyện đang vận động bà con tận dụng nguồn nước tại 7 hồ đập lớn và hơn 200 hồ đập lớn nhỏ trong huyện để bơm nước tưới chè. Đồng thời, hạn chế khai thác chè khi nắng hạn. Trong vụ tiếp theo, sẽ khuyến khích người dân trồng xen các cây họ đậu để tái tạo đất cũng như tránh nắng cho cây chè.
Tại xã Thanh Hương, bà con đang sử dụng hệ thống tưới bep có hiệu quả chống hạn cao cho cây chè. Do nước được dẫn trực tiếp đến hệ thống vòi phun qua đường ống nên đã giảm thiểu tối đa việc thất thoát nước, duy trì được độ ẩm thường xuyên cho cây chè phát triển. Hiện các xóm trong xã đều có từ 4 đến 6 hộ sử dụng hệ thống này.
Chưa có điều kiện để lắp đặt hệ thống tưới tự động như một số gia đình ở xã Thanh Hương, nhiều bà con ở Thanh Thủy lại có những cách làm sáng tạo khác để đưa cây chè vượt hạn. Gia đình anh Lê Văn Chiến đã lắp đặt hệ thống máy bơm công suất lớn để cung nước cho 3 điểm trồng chè với tổng diện tích 1ha. Anh chia sẻ: “Nếu chè chết mà phải trồng lại thì phải bỏ ra hơn 70 triệu đồng mỗi ha, vậy nên chủ động đối phó vẫn hơn là khắc phục hậu quả nặng nề”.
Anh Trần Trọng Hào (xóm 3, Thanh Thủy) chặn suối dẫn nước về tưới cho diện tích chè của gia đình.
Xã Thanh Thủy có 485ha chè, trong đó diện tích chè ít năm tuổi lên tới hơn 100ha. Ông Hà Văn Thái – Phó chủ tịch xã chia sẻ: “Hiện toàn xã có 82ha chè bị ảnh hưởng bởi nắng nóng. Xã đã vận động bà con đầu tư hệ thống máy bơm nước để tận dụng nguồn nước từ 2 đập lớn Sông Rộ, Lai Lò và 4 đập nhỏ khác. Đặc biệt, cuối năm nay Hiệp hội trồng chè Việt Nam đã đồng ý hỗ trợ cây Cốt Khỉ để đưa vào trồng xen trong diện tích chè để chống hạn”.
Người dân Thanh Thủy sắm máy bơm công suất lớn để bơm nước tưới chè
Tại Anh Sơn, đã có hơn 300ha chè bị ảnh hưởng do hạn hán. Tại xã Hùng Sơn nhiều diện tích chè nơi đây đã bị khô cháy nặng. Theo tính toán, những diện tích này sẽ được trồng mới và trồng dặm sau vào tháng 9 âm lịch, lúc này thời tiết đã dịu mát, phù hợp cho sự phát triển của cây con.
Chè chết cháy tại vùng Khe Lông, Hùng Sơn, Anh Sơn
Ông Nguyễn Đình Hương (phó phòng Trồng trọt - Sở NN&PTNT) cho biết: Hiện tỉnh đã chỉ đạo các địa phương: Đối với những diện tích chè cháy lá, thiệt hại từ 30 - 70%, sẽ tiến hành chăm sóc, chuẩn bị cây giống khi mưa xuống sẽ trồng dặm thêm để đảm bảo mật độ với diện tích chè trồng mới; với chè kinh doanh, chờ mưa xuống sẽ làm cỏ, bón phân để chè hồi phục và phát triển. Riêng với gần 850 ha chè cháy trên 70%, sẽ buộc phải phá hủy để trồng lại. Tỉnh đang đề xuất Chính phủ hỗ trợ theo hình thức hỗ trợ thiên tai.
Có thể bạn quan tâm
Trong khi hầu hết các hộ nông dân ở xã Hà Thanh (Tứ Kỳ) còn coi việc cấy lúa để bảo đảm nguồn lương thực, thì gia đình anh Phạm Xuân Thảo (38 tuổi) ở thôn Hàm Cách lại xác định cây lúa là "chìa khóa" để làm giàu.
Anh nông dân Hoa Sĩ Hiền ở xã Tân An, thị xã Tân Châu, An Giang không phải là một nhà khoa học. Anh không có học hàm học vị, song giống lúa mà anh nghiên cứu ra có thể giúp bà con nông dân không tốn một giọt thuốc bảo vệ thực vật nào
Một phần tư sản lượng gạo của Thái Lan, nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới, có thể đã bị “chìm” trong nước lũ. Giá 1 tấn gạo của Thái Lan có thể sẽ tăng hơn 34% sau lũ và phần nào tác động đến giá lương thực thế giới
Trước yêu cầu khống chế các loại dịch bệnh gây hại trên lúa, đặc biệt là dịch rầy nâu, ngành nông nghiệp đề ra giải pháp gieo sạ đồng loạt, tập trung để né rầy. Điều này kéo theo là thời vụ thu hoạch lúa cũng tập trung, trong khi đó máy gặt đập liên hợp trong vùng chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của nông dân
UBND tỉnh Bến Tre vừa có văn bản cho phép các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, người nuôi tôm… trong tỉnh được phép nhập tôm giống và thả nuôi tôm trở lại kể từ ngày 1-6. Như vậy sau hơn 1 tháng tạm ngưng thả giống do tình trạng dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt, nay môi trường nuôi đã ổn định, thời tiết thuận lợi… nên tỉnh cho phép thả nuôi nhằm tăng cường nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu trong thời gian tới.