Khởi công công trình khai hoang đồng ruộng, thủy lợi miền núi

Thôn Aró là một trong 7 thôn của xã Lăng có tỷ lệ hộ nghèo cao, người dân chủ yếu sống bằng nghề nương rẫy.
Tổng diện tích lúa nước của thôn rất ít, khoảng 7.500m2, bình quân gần 24m2/khẩu.
Nhằm giải quyết nhu cầu trước mắt của người dân trong thôn về đất sản xuất, đặc biệt đất sản xuất lúa nước đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, UBND huyện đầu tư công trình khai hoang đồng ruộng kết hợp làm thủy lợi cho người dân với diện tích khoảng 15,96ha.
Cùng với công trình khai hoang đồng ruộng, địa phương đầu tư công trình thủy lợi, xây dựng thêm tuyến ống dẫn, đảm bảo tưới tiêu cho diện tích mới khai hoang.
Công trình dự kiến đến tháng 4.2016 sẽ bàn giao và đưa vào sử dụng, do Công ty TNHH Đầu tư phát triển lâm nông nghiệp Việt Nam đảm nhiệm thi công.
Có thể bạn quan tâm

Liên tục những ngày gần đây giá chanh ở ĐBSCL tăng rất mạnh. Chiều 14-5, thương lái ở Long An, Hậu Giang, Bến Tre… thu mua chanh không hạt với giá dao động từ 40.000 - 42.000 đồng/kg, chanh núm giá từ 20.000 - 22.000 đồng/kg… tăng gần gấp đôi so với tháng trước.

Đi qua nhiều nhà vườn ở xã Ea Wer (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) mùa này, không khó để bắt gặp những hàng ớt thẳng tắp, quả đỏ trĩu cành đang được bà con nông dân khẩn trương thu hoạch. Loại cây trồng khá mới mẻ này đang là niềm hy vọng cho bà con nơi đây.

Huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông, đang xúc tiến xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa cho các sản phẩm xoài Đắc Ghềnh và sầu riêng Đắc Min. Đây đều là những loại nông sản đặc trưng của địa phương, với chất lượng thơm ngon vượt trội và sản lượng ổn định.

Ông Huỳnh Văn Hương, ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, được biết đến là một lão nông chăm chỉ, một hội viên Hội Cựu chiến binh tiêu biểu trong lao động sản xuất. Ngoài ra, ông còn được biết đến là một nông dân đầu tiên nuôi bò thành công trên địa bàn xã.

Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã tích cực tìm kiếm các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, đưa vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có mô hình trồng bí đỏ của gia đình chị Đinh Thị A Ngắc, ở làng 2, xã Vĩnh Thuận.