Khoai tây, hành Đà Lạt tăng giá từng ngày

Trước đó không lâu, giá hai nông sản này ở Đà Lạt được ghi nhận là rẻ nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Người trồng hành thu hoạch vào các tháng 4 và 5 đã bị lỗ nặng vì giá hành tây loại một rớt xuống chỉ còn 2.000 đồng một kg. Mặt hàng khoai tây cũng chịu cảnh tương tự, thời điểm rộ thu hoạch sau Tết, nhà vườn Đà Lạt bán ra chỉ 5.000-7.000 đồng mỗi kg. Để giảm lỗ, nhiều hộ đã đưa 2 loại nông sản này vào kho cất trữ chờ giá lên, nhưng tới nửa cuối tháng 6, thời điểm những mặt hàng này không thể lưu kho được nữa do hư thối, mọc mầm thì giá vẫn bất động.
Bước qua tháng 7, khi các kho đã tháo hết hàng thì giá khoai và hành tây lại tăng từng ngày, trong khi lượng hàng còn lại không đáng kể.
Giới kinh doanh nông sản Đà Lạt cho biết, do giá hành tây, khoai tây năm nay quá rẻ trong suốt thời gian dài nên thương buôn không mặn mà nhập hàng Trung Quốc. Khi có nguồn hàng thay thế, giá 2 loại nông sản này chắc chắn sẽ hạ nhiệt.
Khoai tây là loại cây không thích hợp với mùa mưa nên diện tích canh tác trái vụ chỉ bằng 15-20% so với chính vụ. Riêng hành tây, nhà vườn Đà Lạt đang chuẩn bị thu hoạch hành F2, được nhà vườn trồng lại từ những củ nhỏ chính vụ. Củ hành tây F2 không đẹp và thường phải bán ngay do thu hoạch giữa mùa mưa.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 31 – 7, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Công ty Cổ phần Him Lam (TP. Hồ Chí Minh) đã ký kết hợp tác phát triển dự án mắc-ca tại Tây Nguyên theo mô hình kết nối "4 nhà": Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.

Đây là một trong những nội dung được đề cập tới tại Quy hoạch phát triển sản xuất lúa trên địa bàn TP Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020 vừa được UBND TP phê duyệt.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong vòng 1 tháng nay, giá rau màu của các hộ nông dân tại các xã: Tân Đông, Bình Nghị, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang bấp bênh. Có lúc giá bán rau cải sụt giảm rất thấp, chỉ còn 500 - 1.000 đồng/kg. Thậm chí có những hộ không bán được, phải đổ bỏ vì tiền công nhổ cải cao hơn tiền bán rau.

Với quyết tâm tìm hướng sản xuất mới trên quê hương mình, ông Nguyễn Hữu Lộc, 64 tuổi, ở thôn Kiên Long, xã Bình Thành (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã đầu tư một số vốn khá lớn để thiết kế trồng 670 trụ hồ tiêu (ảnh).

Nhờ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, với diện tích đất tự nhiên trên 115.000 ha, trong đó chiếm phần lớn là đất đỏ ba dan màu mỡ, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) có nhiều lợi thế để phát triển cây công nghiệp ngắn, dài ngày như cà phê, cao su, tiêu, sắn và các loại cây ăn quả.