Cà Mau có hơn 10.700ha cánh đồng lớn

Sau gần 3 năm triển khai mô hình Cánh đồng lớn trên diện tích hơn 10.700ha ở 2 loại hình sản xuất: Lúa và lúa - tôm, có khoảng 9.000 hộ tham gia thuộc địa bàn các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP.Cà Mau đã mang lại những tín hiệu khả quan.
Tuy nhiên việc triển khai mô hình trên vẫn còn nhiều khó khăn: Các địa phương chưa hình thành được hợp tác xã làm đầu mối, mà chỉ dừng lại ở tổ hợp tác sản xuất; doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm cho nông dân còn ít; giá lúa, tôm không ổn định; mối liên kết "4 nhà" chưa chặt chẽ;
Trình độ nông dân không đồng đều nên việc tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật chưa đạt hiệu quả cao.
Một số nông dân vẫn còn canh tác sản xuất theo tập quán cũ.
Tại Hội thảo, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nông dân trong báo cáo tham luận việc triển khai mô hình Cánh đồng lớn; cơ quan chuyên môn cũng giải đáp một số yêu cầu và thắc mắc của người dân.
Từ những ý kiến này sẽ giúp Ban Chỉ đạo cánh đồng lớn có những điều chỉnh phù hợp, qua đó giúp người dân sản xuất hiệu quả hơn trên đồng ruộng, chính quyền địa phương cũng có thêm kinh nghiệm trong việc triển khai chỉ đạo sản xuất và nhân rộng mô hình này ở những năm tiếp theo.
Năm 2015, tỉnh Cà Mau sẽ triển khai mô hình Cánh đồng lớn thâm canh lúa cao sản và luân canh lúa - tôm với quy mô 2.200ha, kinh phí thực hiện khoảng 4 tỷ đồng.
Có thể nói với tiềm năng, lợi thế sẵn có thì việc triển khai mô hình trên là hướng đi đúng, bền vững.
Phát triển cánh đồng lớn thời gian tới là xu thế tất yếu nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu ra ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên xóm Thông, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn (Hòa Bình) nhờ cây trồng này mà đưa cuộc sống của gia đình từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.

Nhiều năm trong nghề chăm cây cảnh và là chủ nhân của nhiều sáng tạo siêu "độc" lạ, ông Lê Đức Giáp được nhiều người coi như một "cuốn từ điển bách khoa", một người “thầy giáo” trong nghề trồng cảnh.

Không chấp nhận trước những khó khăn đã gặp phải trong nuôi cá tra, ông Hà Tấn Tâm ở khu vực Thới Thạnh (phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã liên kết với doanh nghiệp, đổi mới cách nuôi để vực dậy nghề mà ông đã chọn.

Tốt nghiệp đại học nhưng không đi làm thuê cho các công ty mà quyết chí về quê lập nghiệp, với hành trang là kiến thức kỹ thuật và tư duy dám nghĩ dám là, chàng “cử nhân nông dân” Bùi Quang Phong đã thu được những thành công đáng nể phục

Từ hai bàn tay trắng, anh Nguyễn Văn Tứ đã mạnh dạn vay lãi đầu tư trang trại khép kín nuôi lợn siêu nạc. Mỗi năm cho thu lãi tiền tỷ và trở thành người chăn nuôi lớn nhất trên địa bàn huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang).