Đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn xây dựng nông thôn mới
Thế nhưng, tính đến ngày 1.10.2015, tiến độ giải ngân các nguồn vốn mới chỉ đạt khoảng 55,2%.
Thậm chí một số địa phương như Quế Sơn, Duy Xuyên, Nam Trà My, Phước Sơn, Bắc Trà My… có tỷ lệ giải ngân vốn sự nghiệp đạt rất thấp, dưới 20%.
Trước tình trạng trên, UBND tỉnh vừa có Công văn số 4750/UBND-KTTH yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn UBND các xã trong việc quản lý, sử dụng, giải ngân kế hoạch vốn xây dựng NTM năm 2015.
Theo đó, UBND tỉnh đề nghị các địa phương chỉ đạo, đôn đốc UBND các xã và các đơn vị được giao vốn thực hiện chương trình năm 2015 (kể cả vốn năm 2014 chuyển sang) tập trung xử lý các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn đã bố trí cho dự án trước ngày 20.12.2015, trong đó phấn đấu đến ngày 30.11.2015 giải ngân 100% đối với công trình hoàn thành và chuyển tiếp.
Đến ngày 10.12.2015, nếu các xã và các đơn vị được giao kế hoạch vốn chưa có khối lượng thực hiện để giải ngân hết kế hoạch vốn theo quy định, yêu cầu UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo gửi Sở Kế hoạch & đầu tư, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh để tham mưu UBND tỉnh quyết định điều chuyển cho các xã điểm đã có khối lượng nhưng thiếu vốn.
Trường hợp đến hết ngày 31.1.2016, địa phương chưa giải ngân hết vốn sẽ thu hồi lại ngân sách tỉnh, không được chuyển sang năm sau...
Riêng đối với vốn trái phiếu chính phủ năm 2015 thì được thực hiện, thanh toán đến ngày 30.6.2016.
Sau thời gian này, nếu không thanh toán hết thì ngân sách trung ương sẽ thu hồi.
Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố có danh mục công trình bị điều chuyển, thu hồi vốn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc chậm triển khai thực hiện các danh mục công trình đã được giao vốn, làm ảnh hưởng đến mục tiêu của chương trình.
Có thể bạn quan tâm
Thịt lợn sề màu hồng sẫm sau khi được “đánh phấn, trang điểm” bằng lớp tiết bò bên ngoài thì nó có màu lại càng sẫm như những tảng thịt bò thứ thiệt. 10 kg thịt bò "đểu" này bán hết lãi tới cả triệu bạc.
Dù lịch thời vụ mới qua được gần 2 tháng nhưng 80% diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được người dân thả giống. Tuy nhiên, khan giống, dịch bệnh, thời tiết diễn biến phức tạp... là những khó khăn mà người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đang gặp phải.
Thời tiết tương đối thuận lợi cho các hoạt động khai thác cá Nam ở Khánh Hòa, các loại thủy sản xuất hiện ngay từ đầu vụ, giá một số loại thủy sản tăng và tương đối ổn định nên đã khuyến khích các hộ ngư dân trong tỉnh đồng loạt ra khơi bám biển.
Những năm gần đây, chăn nuôi trong tỉnh Bắc Ninh có sự phát triển cả về quy mô và phương thức với tổng đàn lợn đạt hơn 404 nghìn con; đàn trâu, bò đạt gần 70 nghìn con; đàn gia cầm, thủy cầm đạt gần 4,5 triệu con mỗi năm.
Những năm gần đây, người nông dân Nghĩa Đàn (Nghệ An) chú trọng trồng cây dưa hấu nhưng giá cả bấp bênh lại sâu bệnh nhiều nên thất thu. Năm 2014 nhiều xã đã định hướng cho người dân chuyển đổi sang cây trồng khác hiệu quả hơn. Ở xã Nghĩa Bình, nhờ nắm bắt được nhu cầu thị trường nên nông dân đã chuyển từ cây dưa sang trồng 20 ha cây bí xanh và bí đỏ cho thu nhập cao...