Khoai Môn Sáp Vàng Ở Huyện Thống Nhất Được Giá
Cây khoai môn sáp vàng đã gắn bó với người dân xã Lộ 25 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) gần 10 năm nay. Hiện nay, toàn xã Lộ 25 có trên 10 hécta với trên 30 hộ trồng khoai môn sáp vàng, tập trung chủ yếu ở ấp 1, ấp 2 và ấp 5. Đây là đất trồng bắp và các loại rau màu trước đây được người dân chuyển đổi sang trồng môn sáp vàng.
Môn sáp vàng được trồng vào vụ đông - xuân, thời gian thu hoạch khoảng 6 tháng/vụ (từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau), phù hợp với đất đỏ bazan tơi xốp. Anh Lê Bảo Thanh ở ấp 1, cho biết: “Phải thường xuyên luân canh với cây trồng khác để đổi màu đất, thường thì vụ này trồng môn, vụ sau chuyển sang trồng bắp mới hiệu quả”.
Vào vụ thu hoạch, loại cây này cho năng suất bình quân từ 1,5 tấn/hécta, giá từ 5-29 ngàn đồng/kg tùy loại. Mỗi năm, người trồng môn sáp vàng thu lợi nhuận từ 60-70 triệu đồng/hécta/vụ. Hiện nay, môn sáp vàng có năng suất cao hơn so với những cây trồng khác, phần nào cải thiện đời sống kinh tế của người dân.
Ông Vũ Hồng Sâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộ 25, cho biết: “Cây môn sáp vàng trong những năm gần đây đạt năng suất cao. Tuy nhiên, diện tích đất phù hợp với loại cây trồng này ở địa phương chưa nhiều, số hộ tham gia sản xuất còn hạn chế nên chưa có chính sách phát triển đại trà trong nông nghiệp”.
Khoai môn sáp vàng thường dùng chế biến các món ăn hàng ngày, còn là một trong những nguyên liệu chính dùng để làm nhân bánh, đặc biệt là bánh trung thu, nên thị trường tiêu thụ mặt hàng này khá mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Ông Hai Trí (xã Bình Trưng, huyện Châu Thành) nói: “Năm nay thời tiết thất thường nên vú sữa ra bông bị rụng nhiều, khó đậu trái làm cho sản lượng thấp, chỉ đạt khoảng 70 - 80% so với năm ngoái. Với giá thấp như thế này thì năm nay người trồng vú sữa Lò Rèn lãi không cao hoặc chỉ hòa vốn”.
Rau là một trong những cây trồng hàng hóa của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong những năm gần đây, việc sản xuất rau an toàn (RAT) theo hướng công nghệ cao đã được các tỉnh, thành trong vùng chú trọng đầu tư và là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp.
Việc triển khai mô hình đã đem lại những kết quả thiết thực, góp phần giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nên nhận được sự đồng thuận cao của nông dân. Lợi nhuận thu được đối với những vùng lúa nằm trong mô hình liên kết 4 nhà cao hơn các vùng không áp dụng mô hình từ 2,6 triệu đồng đến 4,8 triệu đồng 1 ha.
Trong những năm gần đây, nông dân xã Trường Đông, huyện Hòa Thành đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Là vùng đất chuyên canh nhản nhưng do giá cả bấp bênh nên một số hộ nông dân chuyển sang trồng bưởi da xanh và quýt đường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Qua 05 năm triển khai thực hiện Quyết định 875 của UBND tỉnh về giải quyết tình trạng đất lâm nghiệp bị bao, lấn chiếm. Đến nay, việc giải quyết tình trạng bao lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích đã cơ bản hoàn thành.