Khoai Môn Sáp Vàng Ở Huyện Thống Nhất Được Giá
Cây khoai môn sáp vàng đã gắn bó với người dân xã Lộ 25 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) gần 10 năm nay. Hiện nay, toàn xã Lộ 25 có trên 10 hécta với trên 30 hộ trồng khoai môn sáp vàng, tập trung chủ yếu ở ấp 1, ấp 2 và ấp 5. Đây là đất trồng bắp và các loại rau màu trước đây được người dân chuyển đổi sang trồng môn sáp vàng.
Môn sáp vàng được trồng vào vụ đông - xuân, thời gian thu hoạch khoảng 6 tháng/vụ (từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau), phù hợp với đất đỏ bazan tơi xốp. Anh Lê Bảo Thanh ở ấp 1, cho biết: “Phải thường xuyên luân canh với cây trồng khác để đổi màu đất, thường thì vụ này trồng môn, vụ sau chuyển sang trồng bắp mới hiệu quả”.
Vào vụ thu hoạch, loại cây này cho năng suất bình quân từ 1,5 tấn/hécta, giá từ 5-29 ngàn đồng/kg tùy loại. Mỗi năm, người trồng môn sáp vàng thu lợi nhuận từ 60-70 triệu đồng/hécta/vụ. Hiện nay, môn sáp vàng có năng suất cao hơn so với những cây trồng khác, phần nào cải thiện đời sống kinh tế của người dân.
Ông Vũ Hồng Sâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộ 25, cho biết: “Cây môn sáp vàng trong những năm gần đây đạt năng suất cao. Tuy nhiên, diện tích đất phù hợp với loại cây trồng này ở địa phương chưa nhiều, số hộ tham gia sản xuất còn hạn chế nên chưa có chính sách phát triển đại trà trong nông nghiệp”.
Khoai môn sáp vàng thường dùng chế biến các món ăn hàng ngày, còn là một trong những nguyên liệu chính dùng để làm nhân bánh, đặc biệt là bánh trung thu, nên thị trường tiêu thụ mặt hàng này khá mạnh.
Related news
Theo khảo sát của Bloomberg, sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ bắt đầu từ tháng 10 tới sẽ tăng 10% lên 1,6 triệu tấn, cao hơn 6,7% so với dự báo hồi tháng 5.
Toàn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) có khoảng 8ha diện tích trồng ớt. Vụ thu đông này ớt trúng mùa, năng suất đạt khoảng 15 tấn/ha; tuy nhiên cách nay 1 tháng, giá ớt đã giảm mạnh, ớt sừng trâu, trái to có giá từ 30 - 32 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 10 ngàn đồng/kg.
“Mấy năm gần đây, nhiều vườn vú sữa Lò Rèn xuống sức thấy rõ. Nếu tiếp tục duy trì thì không thu được bao nhiêu mà lại mất thời gian nên nhiều hộ ở đây đã đốn vú sữa để trồng sa pô” - Đó là lời phản ánh của ông Nguyễn Văn Hòa, một nông dân kỳ cựu trồng vú sữa ở ấp Mỹ (Kim Sơn, Châu Thành - Tiền Giang).
Mặc dù không có thế mạnh về cây ăn trái so với các địa phương như Tiền Giang, Bến Tre…, tuy nhiên, gần 10 năm nay, cây thanh long đã trở thành cây xóa nghèo của nhiều hộ gia đình trên vùng đất Châu Thành, tỉnh Long An.
Nhằm đưa đối tượng nuôi mới cá tầm vào phát triển tại các khu vực hồ chứa của huyện Mỹ Đức (Hà Nội), ngày 26 tháng 4 năm 2013, Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Đức phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi cá tầm thương phẩm hồ chứa” cho 40 hộ nuôi trồng thủy sản của hai xã Hợp Thanh và An Phú.