Khoai Lang Tây Hưng Ở Sơn La
Những năm gần đây, khoai lang đang được coi là cây trồng chủ lực ở bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi (Thuận Châu - Sơn La), bởi quy trình canh tác phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân.
Là loại cây dễ trồng, đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế ổn định, nhiều hộ gia đình nơi đây đang thoát nghèo từ cây khoai lang.
Mùa này, dọc quốc lộ 6, hướng từ Sơn La đi Điện Biên qua thành phố Sơn La khoảng 15 km. Hai bên đường rất nhiều sạp hàng bày bán khoai lang. Ghé vào một quán bên đường của chị Cao Thị Quỳnh, ở bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi (Thuận Châu): có nhiều loại khoai ngon. Chị nói: Đắt nhất có khoai Hoàng Long vàng, Hoàng Long tím giá 15.000 đồng/kg, rẻ nhất 4.000 đồng/kg. Quan sát, nhiều khách hàng đi qua đoạn đường này, mua hàng chục kg về ăn và làm quà. Nhiều xe có biển số ở tỉnh khác, mua hàng tạ khoai. Đây quả là món quà vừa ngon, bổ lại rẻ.
Dọc hai bên đường vào bản Tây Hưng, người dân đang tất bật thu hoạch khoai lang. Ông Lương Quốc Huy, Trưởng bản Tây Hưng là một trong những gia đình trồng khoai có thâm niên từ những năm 1961 ở đây cho biết: Khoai lang rất dễ trồng, chỉ cần cày xới cho đất tơi xốp, lên thành từng luống là khoai phát triển tốt. Khoai có thể phát triển trong điều kiện thời tiết khô hạn vẫn cho năng suất, chất lượng cao, lại không tốn nhiều chi phí chăm bón. So với các cây trồng nông nghiệp khác như: cây lạc, cây ngô… thì cây khoai lang đã thực sự giúp các gia đình thoát nghèo.
Ông Huy dẫn chúng tôi đi giới thiệu về khoai lang đặc sản ở đây, ông cho biết thêm: “3 năm gần đây, người dân địa phương được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đưa vào thử nghiệm trồng thêm giống khoai KLC266 và đã được trồng thành công, đem lại năng suất cao”. Khoai lang Hoàng Long, khoai KLC 266, có ưu điểm vượt trội so với giống khoai lang đỏ địa phương là có ruột vàng, giàu chất Carôtin, một chất để chiết suất ra Vitamin A, có thể trồng ở bất cứ địa hình đồi đất nào, chất lượng củ thơm ngon, bở, hàm lượng dinh dưỡng cao và được thị trường đón nhận.
Bà Hà Thị Túc, một trong những hộ trồng khoai cho năng suất cao nhất trong bản Tây Hưng phấn khởi: Gia đình tôi có 1 ha đất, trước kia chỉ trồng lạc, đỗ tương, đỗ đen, hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi chuyển sang trồng khoai lang Hoàng Long và khoai giống KLC 266 kinh tế gia đình ngày một khá giả. Năm 2012, thu hoạch 15 tấn khoai lang, với giá 8.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi hơn 100 triệu đồng.
Hiện bản Tây Hưng có 57 hộ dân sinh sống, 100% các hộ đều trồng khoai lang, đời sống của người dân được cải thiện, số hộ nghèo giảm. Trồng khoai lang thuận lợi nhất đối với bà con nơi đây là vào mỗi vụ thu hoạch, tư thương tới tận ruộng, tận đồi thu mua, còn dây, củ nhỏ dùng làm thức ăn cho chăn nuôi.
Trước khi chia tay, ông Huy vẫn tâm huyết: Thời gian tới, bản tiếp tục nhân rộng mô hình trồng khoai lang và trồng thêm một số cây vụ đông khác giúp nông dân vươn lên ổn định đời sống. Đặc biệt, bản sẽ xây dựng thương hiệu để khoai lang Tây Hưng để mở rộng thị trường tiêu thụ”.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 23.5, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức hội thảo để các nhà khoa học báo cáo, công bố kết quả nghiên cứu nguyên nhân làm tôm chết hàng loạt trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua.
Đã bao đời nay, đồng bào các dân tộc ở những xã vùng cao huyện biên giới Sìn Hồ (Lai Châu) cứ loay hoay với bài toán “trồng cây gì, nuôi con gì” để bớt đói, bớt nghèo. Và rồi, cây Atiso xuất hiện như một sự tình cờ...
Trong khi đất vùng bãi triều ven biển giáp ranh với xã Thái Đô, Thái Thượng bị một số người dân cố tình lấn chiếm để cắm vây, nuôi ngao trái phép thì ngày 24/4/2012, xã Thụy Trường (huyện Thái Thụy - Thái Bình) phối hợp với Công ty CP Dịch vụ đấu giá Hợp Nhất tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng 287 ha đất bãi triều ven biển để phát triển nuôi ngao, mở ra hướng đi mới, hứa hẹn tạo bước đột phát cho nghề nuôi trồng hải sản của địa phương.
Ở tuổi đôi mươi, chàng trai Lâm Thái Vương (SN 1988), gương mặt trẻ nhất nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2011 trở thành triệu phú, mỗi năm thu lãi hơn 300 triệu đồng nhờ nuôi cá sấu.
Dằn lưng số vốn ít ỏi 2 triệu đồng, không kiến thức trong tay, chị Đào Thị Thiện (thôn Quảng Hội, Quang Tiến, Sóc Sơn) vẫn quyết tâm học hỏi kinh nghiệm và vươn lên trở thành một “bà chủ” ở thôn Quảng Hội. Chị là một trong bảy gương mặt phụ nữ trên cả nước được Ủy ban Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam bình chọn trao giải Phụ nữ Việt Nam năm 2011