Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khổ Qua Thành... Khổ Quá !

Khổ Qua Thành... Khổ Quá !
Ngày đăng: 29/03/2012

Từ đầu năm đến nay, người trồng khổ qua ở Bình Định trở tay không kịp vì giá khổ qua liên tục rớt giá thảm hại. Hiện nay, người trồng khổ qua ở tỉnh này vừa làm vừa “run” vì không biết trong thời gian tới giá cả của nó có còn tuột thêm nữa không.

Xã Phước Hiệp (Tuy Phước-Bình Định) là địa phương có phong trào trồng rau màu rất mạnh, trong đó khổ qua là loại cây trồng chủ lực với hàng trăm hộ tham gia. Nông dân ở đây người không có đất màu cũng đi thuê đất với giá rất cao để trồng khổ qua, bởi nếu được giá, thu nhập từ loại cây trồng này cao gấp nhiều lần so với cây lúa. Trồng khổ qua phủ bạt (giống như trồng dưa hấu) vừa tiết kiệm được nước tưới, vừa lưu giữ được lâu lượng phân bón tại gốc và ít bị sâu bệnh tấn công gây hại nên có độ an toàn cao. Nông dân Lê Ngọc Anh ở đội 2, thôn Lộc Chánh, xã Phước Hiệp vừa giăng dây ni lon cắm choái cho vụ trồng mới vừa cho biết: “Gia đình tui làm 3 sào khổ qua, trong dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, 1 kg khổ qua bán được 12.000đ. Thu hoạch trọn vụ tui “bỏ túi” được 40 triệu, ngon ơ. Nếu suôn sẻ, cây khổ qua không bị sâu bệnh gây hại, giá cả ổn định, mỗi năm thu 2 vụ thì không làm cây gì cho bằng. Còn bây giờ, vợ chồng tui vừa xuống giống vừa run vì khổ qua đang đứng ở giá rất thấp, chỉ có 3.000đ/kg”.

Theo tính toán của anh Lê Ngọc Anh, mỗi sào đất phải chi phí 500.000đ tiền giống, 300.000đ tiền mua bạt, 600.000đ tiền lưới (15 kg), 4 triệu đồng tiền phân/vụ (cả phân bón lót). Đó là chưa kể đến chi phí tiền mua cây làm choái, công làm đất và thuốc BVTV. Với năng suất 2 tấn khổ qua/sào và với cái giá 3.000đ/kg như hiện nay, sau khi trừ mọi chi phí người trồng khổ qua chỉ lãi được chút ít hoặc vừa đủ vốn.

Chị Hai (vợ anh Anh) góp chuyện: “Từ Tết đến nay giá khổ qua liên tục giảm mạnh, từ 12.000đ-14.000đ/kg xuống còn 6.000đ/kg. Người trồng khổ qua chưa hết tá hỏa thì lại tiếp tục giảm còn 4.000đ, thậm chí có lúc tuột chỉ còn 2.500đ/kg, bây giờ nhích lên được 3.000đ. Người làm nông thì phải làm quanh năm chứ lẽ nào để đất không, cũng không thể chờ giá tăng cao mới trồng. Bữa nay xuống giống mà vợ chồng tui luôn miệng cầu nguyện cho lúc thu hoạch giá khổ qua tăng cao trở lại”.

Những người đã có thâm niên 9-10 năm trồng khổ qua như vợ chồng anh Lê Ngọc Anh, được “trúng” nhiều vụ rồi thì giờ có “thua” cũng cam đành, chứ như trường hợp chị Nguyễn Thị Nở ở thôn Đại Lễ (Phước Hiệp) mới “chân ướt chân ráo” vào nghề đã phải đối mặt với cái giá khổ qua thấp tịt thì không khỏi lo lắng. Chị Nở đứng cuốc cỏ giữa những vồng khổ qua vừa xuống giống với gương mặt buồn thiu, than thở: “Tui vừa thuê lại 3,5 sào đất của những hộ nông dân có lao động đi làm hết ở khu công nghiệp để trồng khổ qua với giá 1,2 triệu đồng/sào/năm, với diện tích này tui làm được 7 vồng khổ qua. Chưa chi đã chi phí hết 3 cây rưỡi bạt nhựa hơn 800.000đ, mua hàng trăm cây trảy làm chóai, mỗi cây 5.000đ, 35 bì giống mỗi bì 47.000đ, vị chi hết hơn 1,6 triệu đồng nữa. Tính thêm phân bón, công làm đất tiền chi phí đầu tư lên đến 4-5 triệu đồng. Với cái giá khổ qua hiện nay chắc lời lãi không đủ chi phí tiền phân”.

Tại điểm thu mua của chị Ba ở xã Phước Hiệp, chúng tôi nhìn thấy nhân công đang đóng những trái khổ qua vào những chiếc thùng giấy với không khí làm ăn rất uể oải. Hàng ngày, chị Ba thu mua của nông dân và cung ứng ra thị trường Đà Nẵng hàng trăm thùng khổ qua. Thế nhưng mặt hàng này hiện đang rất “đứng”, nhiều khi hàng vừa chở ra đến nơi đã phải chịu cái gía hạ hơn. Làm ăn thua lỗ liên tục. Chị Ba than thở về “bi cảnh” của trái khổ qua hiện nay: “Người trồng khổ qua...khổ đã đành, mua bán như tụi tui cũng khổ lây. Bây giờ tiếp tục đóng hàng gửi đi để giữ mối lái chứ chẳng lời lãi gì, thậm chí nhiều chuyến lỗ chỏng chân”.

Box: “Xã Phước Hiệp có 8 thôn thì thôn nào cũng có nông dân trồng khổ qua. Trồng nhiều diện tích nhất là thôn Tú Thủy, lúc đắt hàng, mỗi ngày có đến hàng chục đầu nậu tập trung về thu mua, lúc hàng ế như hiện nay thì vắng teo. Cây khổ qua là cây trồng chủ lực trong chuyển đổi cơ cấy cây trồng của xã, bây giờ giá tuột thấp, người trồng đang gặp rất nhiều khó khăn”, ông Lê Văn Nhựt-Phó chủ tịch UBND xã Phước Hiệp.


Có thể bạn quan tâm

Phụ Nữ Ba Bể Với Các Mô Hình Phát Triển Kinh Tế Phụ Nữ Ba Bể Với Các Mô Hình Phát Triển Kinh Tế

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Phụ nữ huyện Ba Bể là xây dựng và nhân rộng các mô hình phụ nữ phát triển kinh tế. Do đó, nhiều mô hình thực hiện thành công đã góp phần giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

31/07/2014
Nuôi Tôm Công Nghiệp Khép Kín Mô Hình Hiệu Quả Ở Móng Cái (Quảng Ninh) Nuôi Tôm Công Nghiệp Khép Kín Mô Hình Hiệu Quả Ở Móng Cái (Quảng Ninh)

Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) từ năm trước đã nổi tiếng với những “đại gia” nổi lên từ nuôi tôm chân trắng. Nhưng đến nay, nghề nuôi tôm ở Móng Cái còn được biết đến bởi những cách làm mới, hiệu quả hơn. Đó là phương thức nuôi tôm mùa đông trong nhà kín, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thuỷ sản.

10/04/2014
Fuyu Và Jiro Từ Miền Núi Phía Bắc Đến Cao Nguyên Lâm Viên Đà Lạt Fuyu Và Jiro Từ Miền Núi Phía Bắc Đến Cao Nguyên Lâm Viên Đà Lạt

Theo Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), vùng chuyên canh các giống hồng ăn trái của Đà Lạt và vùng phụ cận có thể ghép cải tạo với 2 giống hồng mới của Nhật Bản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, có tên là Fuyu và Jiro.

31/07/2014
Xuất Khẩu Trung Quốc Giảm 2 Tháng Liên Tiếp Xuất Khẩu Trung Quốc Giảm 2 Tháng Liên Tiếp

Xuất nhập khẩu nước này đã bất ngờ giảm trong tháng 3, khi Thủ tướng Lý Khắc Cường cố gắng bình ổn nền kinh tế trước nguy cơ tăng trưởng chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính.

10/04/2014
Những Vấn Đề Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Đối Với Ao Nuôi Thủy Sản Những Vấn Đề Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Đối Với Ao Nuôi Thủy Sản

Địa điểm và công trình nuôi phải được xây dựng ở khu vực được quy hoạch không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. Công trình nuôi cần xây dựng đúng kỹ thuật, có cống cấp thoát nước riêng biệt và có ao lắng ao xử lý, có bờ vững chắc, không bị rò rỉ.

11/04/2014