Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi Vườn Sầu Riêng Thay Giống Mới

Khi Vườn Sầu Riêng Thay Giống Mới
Ngày đăng: 23/06/2012

Nhiều năm trước, cũng như nhiều người dân địa phương, gia đình ông Bùi Đức Công ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai chỉ trồng những loại cây ăn trái giống cũ nên năng suất và thu nhập thấp. Kể từ khi ông áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cây trồng phù hợp bằng những loại giống cây trồng mới đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần.

Nhờ chịu khó đầu tư và dày công chăm sóc nên gần 1,5 hécta diện tích chôm chôm của ông Bùi Đức Công ở ấp Bảo Thị năm nào cũng trĩu quả. Vậy mà tới mùa thu hoạch rộ, giá chôm chôm chỉ dao động ở mức từ 800 - 1.000 đồng/kg. Với giá ấy, vườn chôm chôm của ông Công chỉ cho thu nhập chừng 40 - 50 triệu đồng/năm.

Ông Công đã mạnh dạn chặt bỏ vườn cây cũ thay vào đó là các cây trồng giống mới, như: chôm chôm Thái, đặc biệt là các giống sầu riêng mới, như: sầu riêng MonThong, sầu riêng cơm vàng hạt lép Ri 6 và Chính Hóa. Chỉ sau vài năm, ông Công đã có thu nhập hơn 200 triệu đồng, tăng gấp 4 - 5 lần so với trước đây. Ông Công cho biết: “Một cây sầu riêng chỉ giữ lại 30 trái, nhưng bình quân mỗi trái nặng 3 kg, như vậy một cây có thể đạt từ 90 - 100 kg trái. Chỉ tính giá sầu riêng 20 ngàn đồng/kg, 1 cây cũng thu được 2 triệu đồng”.

Không chỉ trồng loại giống mới đạt năng suất cao, ông Công còn chịu khó tìm tòi học hỏi, đồng thời áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào canh tác và chăm sóc cây trồng, đảm bảo trái đạt chất lượng cao. Ông cũng đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho vườn sầu riêng, giúp tiết kiệm được công lao động, tiết kiệm được điện, đặc biệt là nguồn nước quý hiếm vào mùa khô hạn. Thấy được lợi ích của mô hình tưới tiết kiệm ở vườn sầu riêng nhà ông Công, nhiều người dân trong xã cũng như các vùng lân cận đã đến tham quan, học hỏi để áp dụng vào vườn cây nhà mình.

Đến nay, vườn sầu riêng nhà ông Bùi Đức Công đã qua 4 - 5 mùa ra hoa kết trái, từ nguồn thu nhập sầu riêng đã giúp gia đình ông xây được ngôi nhà 2 tầng khá khang trang và lo cho các con ăn học đàng hoàng.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả trong liên kết sản xuất lúa giống Hiệu quả trong liên kết sản xuất lúa giống

Huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) có 7 hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tổ chức mô hình liên kết với doanh nghiệp (DN) sản xuất và bao tiêu lúa giống. Mô hình đã đem lại lợi ích nhiều mặt.

09/10/2015
Nỗi lo khi cà phê chín Nỗi lo khi cà phê chín

Gia Lai đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê. Năm nay do thời tiết bất lợi nên cà phê của người dân ở một số địa phương chín sớm hơn mọi năm khoảng 1 tháng. Cả một năm chăm bón đã có thành quả, nông dân không lo về giá cả, năng suất mà nơm nớp nỗi lo mất trộm cà phê.

09/10/2015
Diện tích sản xuất lúa mùa nổi có nguy cơ bị thu hẹp Diện tích sản xuất lúa mùa nổi có nguy cơ bị thu hẹp

Không cần bón phân, xịt thuốc, chỉ cần có nhiều nước, lúa mùa nổi có thể cho thu hoạch khoảng 2 tấn/ha, lãi trên 25 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, tại xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp diện tích lúa này chỉ còn 50ha, giảm gần 20ha so với trước.

09/10/2015
Hướng đi mới từ cây trôm Hướng đi mới từ cây trôm

Trong bối cảnh giá mủ cao su liên tục xuống thấp, một người dân ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã mạnh dạn chuyển đổi vườn cao su để sang trồng cây trôm đạt hiệu quả cao.

09/10/2015
Lúa Hè Thu đạt năng suất cao Lúa Hè Thu đạt năng suất cao

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân Tây Sơn (Bình Định) sản xuất trên 4.340 ha lúa, đạt 98,7% so với kế hoạch, giảm 171 ha so với cùng vụ năm 2014 (do nắng hạn thiếu nước tưới nên phải cắt giảm một số diện tích).

09/10/2015