Truyền nhân của làng hoa nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn
Mê mẩn giữa vườn lan 10.000 chậu
Trước khi dẫn chúng tôi đến thăm mô hình trồng lan Cattaya của anh Lê Minh Định, anh Lưu Văn Khanh, Chủ tịch Hội Nông dân P.9 (Q.Gò Vấp) cho biết:
Ở làng hoa Gò Vấp còn nhiều người theo nghề, nhưng để giữ nghề và làm giàu từ nghề thì anh Định thuộc hàng có “số má”.
Các “ngón nghề” về hoa kiểng của anh Định chẳng thua kém ai.
Anh Lê Minh Định đang chăm sóc các chậu hoa Cattaya trong vườn.
Quả đúng như lời anh Khanh giới thiệu, khi đến vườn lan Cattaya của anh Định chúng tôi khá ngạc nhiên vì ở giữa khu dân cư đông đúc của Sài Gòn lại có một vườn lan rộng lớn, đầy sức sống đến vậy.
Với diện tích 1.100m2 chủ vườn khéo léo bố trí treo hơn 10.000 chậu lan Cattaya treo san sát nhau tạo thành mảng xanh hút mắt.
Với các điểm nhấn nổi bật là những cánh lan nhiều màu đang khoe sắc rực rỡ.
Khoảng cách giữa các hàng được bố trí hợp lý, vừa tạo được mỹ quan vừa tiện ích chăm sóc, vừa tiết kiệm diện tích.
Anh Định cho biết sớm bén duyên với hoa lan bởi cha anh (ông Lê Văn Trung, tức nghệ nhân Tư Trung) rất mê lan.
Cách đây hơn 30 năm cứ sau mỗi lần bán rau, cha anh đều lấy tiền lời ra mua các chậu lan Cattaya về trồng, bất chấp mẹ anh thường xuyên phản đối.
Giá cả loại lan này rất đắt, nhiều lúc tốn cả chỉ vàng mới mua được 3 chậu lan, nên ông chỉ mua một số ít rồi mang về trồng thử và tự mày mò nhân giống.
Chính sự đam mê đó nên ngoài công việc trồng rau, phần lớn thời gian còn lại cha anh nâng niu chăm sóc tỉ mỉ từng chậu lan.
Dần dần số lượng hoa trong vườn được tăng lên.
Nhờ vậy càng ngày tay nghề của nghệ nhân Tư Trung càng được nâng cao và có tiếng khắp làng hoa, thậm chí nhiều người còn gọi ông là nhà khoa học nông dân.
Qua những tháng ngày phụ cha chăm sóc lan, anh Định cũng có cảm tình đặc biệt với loại hoa này và nhanh chóng nắm được kỹ thuật trồng lan từ lúc còn bé.
Sau đó anh tiếp tục nối nghề cha, vừa trồng rau vừa trồng lan.
Ở Gò Vấp, nhà anh Định cũng như bao nhà khác ở làng hoa, cũng loay hoay trồng hoa Tết, trồng rau, nuôi bò sữa… nhưng đều không mang lại hiệu quả kinh tế.
Cách đây 6 năm, nhận thấy thị trường hoa lan rộng mở, lại được thành phố vận động chuyển đổi cây trồng theo hướng nông nghiệp đô thị nên anh quyết định chuyển từ trồng rau sang trồng lan Cattaya.
Ban đầu anh trồng 1.000 chậu, rồi từ từ nhân rộng dần diện tích trồng.
Chỉ trong 1 năm anh đã trồng lan phủ khắp diện tích 1.100m2.
Số tiền vốn ban đầu anh bỏ ra trồng lan hơn 1 tỷ đồng.
Đó còn chưa kể công sức anh làm ngày làm đêm, tự thiết kế khu vườn, giá treo, hệ thống tưới bán tự động…
Nhờ các “ngón nghề” được cha truyền dạy nên khi bắt tay vào trồng lan anh Định rất tự tin.
Anh còn thường xuyên đi học các lớp dạy nghề trồng lan, tìm hiểu thêm kiến thức trên mạng internet để trồng lan cho hiệu quả nhất.
Đến nay công việc tại vườn lan chủ yếu do anh đảm nhận, từ việc chăm sóc, nhân giống, lai tạo giống hoa, xử lý cho ra hoa đúng thời điểm, đến phòng trừ sâu bệnh...
Cũng nhờ vậy nghệ nhân Tư Trung ngay từ sớm đã bàn giao toàn bộ vườn lan cho anh, thỉnh thoảng ông mới chỉ bảo, góp ý thêm.
Chỉ 1.100m2, mỗi tháng thu 30-40 triệu đồng
Theo anh Định hiện cây lan đang giúp anh yên tâm bám nghề, đồng thời chứng minh quyết định nối nghiệp cha để theo nghề hoa kiểng của anh là đúng hướng.
Chỉ với diện tích 1.100m2 nhưng vườn lan của anh mang lại thu nhập từ 30 – 40 triệu đồng/tháng, mỗi năm lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng.
Thu nhập từ cây lan giúp gia đình anh có cuộc sống ổn định, cha anh cả đời gắn với cây kiểng giờ đã có cuộc sống an nhàn.
Đáng mừng hơn, lan Cattaya của vườn nhà anh được thị trường ưa chuộng, khách hàng của anh không còn chỉ nằm ở thành phố mà còn đến từ nhiều tỉnh, thành khác như Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Đà Nẵng,…
Mặc dù vậy anh Định cho biết để có mức thu nhập đó không phải dễ, nhất là với cây lan Cattaya và không phải ai cũng dám trồng.
Theo anh cái khó nhất với lan này là giống mắc (mua từ Đài Loan, Thái Lan giá từ 160.000 - 180.000 đồng/cây –PV) nhưng lại chậm cho thu hoạch.
Dẫn chúng tôi đến xem một chậu lan đang ra trái, anh Định cho biết khi trái già sẽ được gửi tới phòng nuôi cấy mô để nuôi cấy, nhân giống.
Các cây con nuôi cấy mô sẽ được bỏ vào trong chai một thời gian ngắn.
Sau đó cây con sẽ được mang ra ngoài trồng, rồi lớn hơn nữa mới được bỏ vào chậu.
Tính ra kể từ khi có cây con giống trồng đến khi cho thu hoạch thì mất khoảng thời gian gần 4 năm trời.
Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người dù rất yêu thích lan Cattaya nhưng vẫn không dám trồng làm kinh tế.
Giải thích về việc chọn trồng loại hoa này anh Định cho biết trước tiên là do cha con anh đều mê hoa, đồng thời anh cũng có sự tính toán kỹ.
“Ban đầu tôi cũng suy nghĩ trồng lan cắt cành, nhưng để trồng nó thì cần diện tích lớn.
Trồng lan cắt cành phải lên luống, cây cách cây mất gần nửa mét nên mình đất ít vậy thì trồng lan cắt cành không được bao nhiêu.
Theo giá hiện nay một cây lan cắt cành chỉ bán được vài chục ngàn đồng/năm.
Còn trồng lan Cattaya tiết kiệm được diện tích đất, vốn ngâm lâu nhưng khi bán ra một chậu cũng được ngoài 200.000 đồng.
Tính ra thì vẫn có lợi dù thời gian cho thu hoạch chậm hơn.
Khi làm là phải có tính toán nếu thấy có lợi nhất thì làm.
Giờ tôi cũng đang xem xét mở rộng diện tích vườn lan thêm 600m2” – anh chia sẻ.
Ngoài trồng lan mỗi năm anh Định còn trồng khoảng 2.500 chậu hoa kiểng các loại để bán trong dịp Tết.
Anh Định tâm sự: Năm nào anh cũng thuê đất trồng hoa Tết, thời điểm này chuẩn bị trồng hoa bán dịp Tết là vừa, vì nếu trồng cúc phải mất 135 ngày; mồng gà thì mất 100 ngày, hướng dương mất 75 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 23/9/2014, một tờ báo của người Việt tại Hoa Kỳ giới thiệu mủ trôm với độc giả của mình. Theo tờ báo này, mủ trôm đáng quý vì ngoài tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc gan, giảm mỡ trong máu, hỗ trợ điều trị về bệnh gan, mụn nhọt… còn dùng chữa trị các loại bệnh da nhờn, nhiều mụn, giúp mau liền vết thương, ngăn ngừa nhăn da, làm chậm tiến trình lão hóa da, làm da tươi sáng, hỗ trợ tiêu hóa…
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) cho biết 25 doanh nghiệp chế biến thủy sản đang được phép xuất khẩu vào Liên minh hải quan sẽ phải tiếp đoàn thanh tra. Ngoài ra, 41 doanh nghiệp đang đăng ký để xuất khẩu thủy sản vào Nga cũng phải làm việc với đoàn này.
Tham gia giải thể thao Phan Xi Păng do Báo Hòa Bình vừa tổ chức tại TP. Hòa Bình, những người làm báo Điện Biên Phủ không chỉ được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm làm báo từ các báo bạn mà còn thấy được cách làm kinh tế hiệu quả của nông dân Hòa Bình.
Tại xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả và khuyến cáo một số giải pháp xây dựng mô hình trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Hội Nông dân huyện Tủa Chùa có 12 cơ sở hội, 138 chi hội với gần 7.000 hội viên. Trong đó, số lượng hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chiếm 54% tổng số hội viên. Xác định việc giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng góp phần giúp hội viên ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.