Khách sạn 6 tầng dành hết 2 tầng để nuôi yến

Để đầu tư một nhà nuôi chim yến 100m2 cần khoảng 300 - 400 triệu đồng chưa kể tiền đất.
Nhưng không phải lúc nào người nuôi cũng thành công.
Nhiều trường hợp người nuôi đầu tư cả tỷ đồng nhưng mỗi tháng chỉ kiếm được có vài tổ yến.
Nuôi yến ngoài giá trị kinh tế cao (gần 1 triệu đồng/tổ yến), người nuôi còn quan niệm đấy là “lộc” thiên nhiên ban cho gia đình họ, bởi mỗi khi yến đã chấp nhận ở thì rất chung thủy.
1 góc nhà còn giữ lại hoa văn, đã biến thành “khách sạn” cho chim yến.
Gỗ dùng cho nhà yến là loại gỗ đặc biệt, hầu như được nhập từ Indonesia.
Một khách sạn 6 tầng ở trung tâm TP.Nha Trang dành hết 2 tầng… để nuôi yến.
Chim yến con được ấp nhân tạo, trứng hầu như được thu từ “yến đảo”.
Khi mới sinh, chim nhân tạo được tập sống trong mô hình như thật.
Yến mới sinh, cũng phân biệt con trống và con cái để “bắt cặp” từ bé, và “cặp đôi” này rất chung thủy.
Vì chim yến là loài chưa thuần chủng nên quá trình chăm sóc chim con và tập cho chúng thích nghi rất khó khăn, đòi hỏi chuyên môn cao của kỹ sư khác với những con gà, vịt,...
Có thể bạn quan tâm

Chiều mùng 6 Tết, tại khu vực bến thuyền nhỏ ở tổ dân phố Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), cảnh mua bán ruốc diễn ra khá tấp nập. Dưới bến, nhiều chiếc thuyền thúng liên tục chuyển ruốc từ những con tàu đậu ngoài xa vào bờ. Trên bến, hàng chục người đang tất bật bốc xếp những sọt ruốc tươi rói cân bán cho các thương lái.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở sản xuất giống thủy sản chuẩn bị cải tạo ao, bể ương, lấy nước dự trữ ương nuôi giống, xác định nhu cầu con giống của các địa phương và các vùng lân cận. Xây dựng kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm, để kịp thời cung ứng giống phục vụ người nuôi bảo đảm kịp thời vụ.

Ông Nguyễn Duy Lâm, Trưởng phòng thủy sản (Sở NN&PTNT) cho biết, tỉnh Bình Định đã quyết định loại 4 tàu cá của ông La Tình, ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn ra khỏi mô hình khai thác, thu mua xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD) theo chuỗi, đồng thời thu hồi 4 bộ thiết bị câu CNĐD theo kiểu Nhật Bản đã lắp đặt trên 4 tàu cá của ngư dân này.

Năm 2014, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chuyển giao cho nông dân xã Cam Hải Đông (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, để nhân rộng cần có sự quan tâm nhiều hơn của ngành chức năng.

Dựa vào tán rừng, anh Đỗ Văn Tài (xã An Cư, Tịnh Biên, An Giang) đã khai thác lợi thế để phát triển chăn nuôi nai theo hình thức bán hoang dã, mỗi năm đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đây được xem là cách làm giúp các chủ rừng nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững.