Cánh đồng mẫu lớn giúp đồng bào làm ăn
Được biết, năm 2012, diện tích cánh đồng mẫu lớn của tỉnh Cà Mau chỉ có 531ha và 440 hộ tham gia; nhưng đến đầu năm 2015 đã phát triển đến gần 10.000ha, với gần 3.000ha lúa - tôm và gần 8.000 hộ tham gia cánh đồng mẫu lớn, trong đó có rất nhiều hộ là đồng bào dân tộc Khmer.
Về hiệu quả, chỉ tính riêng trồng lúa thì lợi nhuận tăng thêm trên 5,4 triệu đồng /ha/năm.
Anh Hữu Sung ở xã Hồ Thị Kỷ, là một trong những người tiên phong nuôi tôm quảng canh trong cánh đồng mẫu lớn cho năng suất cao.
Ngoài ra, trên cánh đồng mẫu lớn, người dân còn kết hợp với nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả khác như: Nuôi cá bống tượng, cá chình, nuôi cá sặt bổi trên ruộng lúa, nuôi tôm sú quảng canh,…
Ở cánh đồng mẫu lớn huyện Trần Văn Thời, bà con đã kết hợp nuôi cá đồng, trồng bông súng dưới mương, chuối và hoa màu trên bờ bao…;
Liên kết với doanh nghiệp xây dựng cánh đồng mẫu lớn một cách hết sức khoa học, với cách làm này bà con được tập huấn kỹ thuật canh tác và được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Ông Hữu Thành Dự - nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hồ Thị Kỷ, người dân tộc Khmer nhận định: “Đến năm 2020, 100% hộ tham mô hình cánh đồng mẫu lớn theo kiểu đa dạng hóa, đa canh hóa sẽ không còn hộ nghèo, cận nghèo và sẽ cất nhà kiên cố”.
Đặc biệt, ở huyện U Minh còn xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn với phương thức canh tác 100% hữu cơ công nghệ cao trên diện tích 320ha, đã tạo công ăn việc hàng trăm lao động tham gia các khâu cấy, trồng màu hữu cơ, nuôi và phục hồi cá đồng U Minh Hạ.
Hàng năm, cánh đồng này đã đưa ra thị trường hàng ngàn tấn lúa hữu cơ có dược tính cao, đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế, được đưa đi xuất khẩu ở nhiều quốc gia, trong đó có những thị trường khó tính nhất là châu Âu.
Hiện tỉnh đang dự kiến sẽ triển khai mô hình này cho các cánh đồng mẫu lớn của huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình…
Nói về hiệu quả của việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên cánh đồng mẫu lớn, ông Lê Văn Sử - Giám đốc Sở NNPTNT Cà Mau đánh giá:
“Phải nhìn nhận rằng, việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn với hình thức đa dạng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới đã góp phần đáng kể trong việc xây dựng tỉnh Cà Mau khởi sắc từng ngày”.
Có thể bạn quan tâm
Hồ tiêu hiện đang là cây trồng mang lại lợi nhuận “vàng” cho người nông dân. Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt loại cây trồng này không chỉ phá vỡ quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk mà còn dễ dẫn đến tình trạng hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Việc sản xuất tiêu bền vững theo tiêu chuẩn Mưa nhiệt đới (Rainforest Alliance – RA) là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm gia tăng vị thế, chuỗi giá trị của hồ tiêu.
Cụ thể, hơn 730ha chè bị nhiễm rầy xanh, tỷ lệ hại trung bình 2,5 - 5% nơi cao 6 - 15%, búp bị hại; 635ha bị hại bởi bọ cánh tơ, tỷ lệ hại trung bình 3,1 - 6,5%, nơi cao 10 - 15% búp bị hại; diện tích chè bị ảnh hưởng bởi bọ xít muỗi là 310, tỷ lệ hại trung bình 1,6 - 3,5%, nơi cao 5 - 12% búp bị hại.
Vì vậy, để bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III - Nha Trang (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp Geloina coaxans (Gmelin, 1791) ở Bến Tre. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh nghiệm thu.
Tham gia LMSX có 50 hộ xã viên HTXNN 2 Cát Hanh với diện tích canh tác 52,65 ha. Với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp (DA CTNN) tỉnh thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, các nông hộ tham gia liên minh đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ xoài theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các nhà xuất khẩu trái cây Việt tìm cách lách vào thị trường nước ngoài qua vụ nghịch để tránh cạnh tranh trực tiếp với trái cây các nước trên thị trường thế giới, tuy nhiên, điều này dễ dẫn tới bảo hòa của thị trường trái cây.