Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật

Khi nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật
Ngày đăng: 02/10/2015

Chỉ đến khi được tiếp cận các nguồn vốn vay, được trang bị những kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi, họ đã trở thành những nông dân sản xuất giỏi với những mô hình chăn nuôi cho thu nhập ổn định...

 

Mô hình nuôi vịt cổ xanh của gia đình chị Nguyễn Thị Hiếu.

Theo lời giới thiệu của Hội Nông dân tỉnh Sơn La, chúng tôi về huyện Mộc Châu, huyện có nhiều mô hình kinh doanh, sản xuất giỏi, như mô hình chăn nuôi đặc sản, cho thu nhập cao tại các xã vùng sâu, vùng xa; ngoài việc mang lại thu nhập cao cho các hộ gia đình, mô hình chăn nuôi này còn mở ra hướng đi mới trong phát triển, duy trì nghề chăn nuôi những loại vật nuôi đặc sản.

Mô hình đầu tiên chúng tôi tới thăm là mô hình nuôi lợn rừng dưới tán rừng của hộ ông Đinh Văn Seo, bản Tà Lọt, xã Tà Lại.

Cũng như nhiều gia đình trong xã, trước đây gia đình ông gặp không ít khó khăn khi tìm hướng phát triển kinh tế để xóa nghèo; gia đình ông đã thử rất nhiều cách để tăng thu nhập cho gia đình, như: trồng ngô, nuôi lợn, gà, vịt...

Tuy nhiên, do thiếu vốn, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, vẫn duy trì phương thức sản xuất cũ nên thu nhập không đáng kể, có năm còn mất trắng do chăn nuôi bị dịch bệnh, trồng trọt kém hiệu quả, sâu bệnh.

Từ khi được hỗ trợ một phần vốn, được tiếp cận kỹ thuật nuôi lợn rừng, ông thực hiện mô hình nuôi lợn rừng dưới tán rừng, mỗi năm tính từ tiền bán lợn thịt, lợn giống gia đình ông thu lãi trên 60 triệu đồng.

Đưa chúng tôi tham quan mô hình nuôi lợn dưới tán rừng của gia đình, ông Đinh Văn Seo chia sẻ: Năm 2013, đúng thời điểm đang bối rối vì không biết phải làm gì để tạo thu nhập và xóa nghèo cho gia đình thì được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển mô hình nuôi lợn rừng.

Ngoài việc được hỗ trợ 50% tiền mua giống ban đầu, gia đình còn được cán bộ khuyến nông và hội nông dân tới hướng dẫn kỹ thuật. Tranh thủ 2,5 ha đất trồng rừng trước đó, tôi vay vốn mua lưới sắt về quây lại toàn bộ diện tích đất rừng và nuôi thả lợn đúng như trong tự nhiên.

Toàn bộ chân lưới được đào sâu 40cm rồi đổ bê tông và cách 3m lại đổ một cột bê tông để đảm bảo lợn không xổng ra ngoài. Với 5 cặp giống ban đầu, không tính số lợn gần 70 con đã bán trước đó, hiện tại số lợn của gia đình tôi còn khoảng 50 con. Từ khi có lợn thịt, lợn giống bán, chưa phải đi đâu xa để bán, thương lái đến tận nơi mua với giá 160.000 đồng/kg.

Chính nhờ nuôi thả tự nhiên mà đàn lợn của ông Seo phát triển tốt, đến thời điểm này chưa bị mắc dịch bệnh.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, gia đình ông đã thành công khi cho lợn rừng giống gốc lai với lợn địa phương. Bởi lẽ, thịt lợn rừng chủ yếu là nạc, nếu lai với lợn nhà, thịt lợn sẽ có thêm tỷ lệ mỡ, khi chế biến đồ ăn sẽ ngon hơn.

Cũng như gia đình ông Đinh Văn Seo, từ chỗ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cách thức phát triển kinh tế, được sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, đến nay gia đình bà Nguyễn Thị Hiếu, bản Bãi Sậy, xã Mường Sang đã có một mô hình chăn nuôi lợn bản, gia cầm tiêu biểu.

Trong đó, mô hình nuôi vịt cổ xanh của gia đình bà mỗi năm thu lãi trên 70 triệu đồng.

Qua tìm hiểu được biết: trước đây bà Hiếu thường thu gom giống vịt cổ xanh ở các bản về nuôi.

Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc nên vịt thường bị dịch chết. Năm 2013, được sự hỗ trợ của Hội Nông dân huyện hỗ trợ 50% tiền mua giống, được chuyển giao kỹ thuật nuôi vịt cổ xanh, gia đình bà đầu tư 100 con giống.

Rút kinh nghiệm trước đây, hàng tháng gia đình bà lại phun thuốc khử trùng chuồng trại, cho vịt uống thuốc để phòng bệnh.

Đồng thời, định kỳ mời cán bộ thú y, cán bộ khuyến nông kiểm tra để có hướng xử lý kịp thời nếu đàn vật nuôi bị bệnh. Bà Hiếu cho biết: trong chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng, nhất là khâu phòng bệnh và tạo môi trường sống cho đàn vật nuôi phải đảm bảo như ngoài tự nhiên.

Hiện tại đàn vịt nhà tôi phát triển rất tốt, với gần 500 con vịt cổ xanh. Có thời điểm lên tới 700 con. Mỗi năm gia đình tôi xuất từ 3 - 3,5 tạ vịt thương phẩm, với giá bán tại chuồng 120.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, tôi nuôi thêm gần 200 con gà lấy trứng, bán giống và nuôi ngan thịt và trên 30 con lợn bản; gia đình còn trồng mỗi năm 10kg ngô giống, đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi. Trừ chi phí cũng thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.

Từ câu chuyện áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi của gia đình ông Seo và bà Hiếu cho thấy:

Nếu những tiến bộ khoa học kỹ thuật được người nông dân áp dụng vào thực tế thì sản xuất nông nghiệp sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, ổn định an ninh chính trị địa phương.

Do vậy, trong thời gian tới, các huyện, thành phố, cần có những chính sách phù hợp với từng địa bàn để chuyển giao, hỗ trợ người nông dân về khoa học kỹ thuật, để người nông dân tiếp tục áp dụng hiệu quả vào sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Giá hạt tiêu xấp xỉ 190 ngàn đồng/kg Giá hạt tiêu xấp xỉ 190 ngàn đồng/kg

Theo các nhà vườn trồng tiêu tại Đồng Nai, hiện hạt tiêu đen các đại lý và thương lái đang hỏi mua với giá 186 - 190 ngàn đồng/kg, cao hơn so với cùng kỳ năm trước gần 20 ngàn đồng/kg. Sở dĩ vừa thu hoạch xong vụ tiêu 2014 - 2015 mà giá tiêu vẫn cao ngất ngưởng là do nhu cầu sử dụng tiêu của thế giới năm nay tăng cao.

15/04/2015
Bệnh trên cây hồ tiêu chủ yếu do kỹ thuật canh tác yếu kém Bệnh trên cây hồ tiêu chủ yếu do kỹ thuật canh tác yếu kém

Ngày 4-4, tại TP.Vũng Tàu, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại hồ tiêu, với sự tham gia của đại diện 7 tỉnh có diện tích trồng hồ tiêu thuộc vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, BR-VT, Bình Thuận).

15/04/2015
Bến Tre tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ Bến Tre tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ

Do thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, độ mặn tăng cao và đến sớm so với năm 2014, trong khi một số hệ thống đê bao chưa khép kín nên nông dân, các cơ quan chức cũng gặp nhiều khó khăn trong chống đỡ. Do đó, một số diện tích lúa trong tỉnh Bến Tre đã bị thiệt hại.

15/04/2015
Bàu Bàng (Bình Dương) khánh thành nhà máy thủy sản công suất 150.000 tấn/năm Bàu Bàng (Bình Dương) khánh thành nhà máy thủy sản công suất 150.000 tấn/năm

Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tiến Đại Phát, ngụ xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ khánh thành (ảnh) và chính thức đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với công suất trên 150.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư trên 4 triệu USD.

16/04/2015
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản

Năm Căn (Cà Mau) là vùng có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản. Những năm qua, sản lượng năm sau đều đạt cao hơn năm trước, nhưng vẫn còn là mảnh đất màu mỡ, chưa khai thác hết. Có nhiều nguyên nhân tác động từ yếu tố khoa học - kỹ thuật, chất lượng con giống, thời tiết dẫn đến tôm, cua chết, năng suất đạt chưa cao.

16/04/2015