Hình Thành 3 Vùng Nhân Lúa Giống Tập Trung
Đến nay trên địa bàn huyện Gò Dầu đã hình thành 3 vùng nhân lúa giống tập trung ở 3 xã Phước Trạch, Cẩm Giang và Bàu Đồn.
Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của UBND huyện Gò Dầu cho biết, đến nay trên địa bàn huyện đã hình thành 3 vùng nhân lúa giống tập trung ở 3 xã Phước Trạch, Cẩm Giang và Bàu Đồn. Qua 5 năm triển khai, 3 vùng này đã thực hiện được 282ha lúa giống.
Hiện nay các vùng nhân lúa giống tập trung của huyện đã hoạt động ổn định. Từ những vùng nhân lúa giống này đã đáp ứng kịp thời nguồn giống đạt tiêu chuẩn và nhu cầu lúa giống trên địa bàn huyện. Số lượng lúa giống cung ứng trong thời gian qua đạt gần 1.000 tấn lúa chất lượng tốt, đáp ứng cho khoảng 8.000ha đất sản xuất.
Nhờ có các vùng lúa giống tập trung, bước đầu giúp cho nông dân trong huyện mua được nguồn giống lúa theo nhu cầu, giá thành rẻ (giảm từ 30%-50% so với giá lúa giống từ các đại lý), giúp nông dân tiết kiệm được từ 600.000-700.000 đồng/ha lúa giống.
Có thể bạn quan tâm
Từ khi có sự chuyển đổi ồ ạt từ trồng mía sang nuôi tôm ở Cù Lao Dung thì nhu cầu sử dụng điện cũng tăng lên gấp 5 - 6 lần; vì ngoài yếu tố thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn ngày, quay vòng vụ nuôi nhanh, mật độ thả nuôi cũng dày hơn tôm sú, nên nhu cầu sử dụng điện để chạy các hệ thống quạt sục bọt khí, tạo ô-xi cho tôm càng nhiều hơn.
Trong năm 2014, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và tiêu thụ Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (Bình Minh - Vĩnh Long) cho biết đặt chỉ tiêu thu mua từ 600- 800 tấn bưởi GlobalGap, mà HTX đã ký hợp đồng bao tiêu với thành viên.
Nhìn chung, vụ quýt Tết 2014, nhà vườn trồng quýt ở Lai Vung thắng lợi lớn khi quýt bán với giá cao, nhưng đối với nhiều thương lái đây là năm làm ăn thất bại... Và phía sau đó là nhiều hệ lụy mà người trồng quýt đang đối mặt.
Tuy nhiên, ngay từ đầu năm do thời tiết bất lợi, nên trên nhiều diện tích tôm nuôi, dịch bệnh đã có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, thiếu con giống chất lượng, nguy cơ dịch bệnh và giá cả vật tư đầu vào tăng cao vẫn đang làm “khó” cho các hộ nuôi.
Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương.