Thu nhập 200 triệu mỗi năm từ nuôi chim trĩ
Đi khắp nơi, làm đủ nghề nhưng cũng chỉ nuôi sống đủ gia đình chứ không thể dư giả. Năm 2012, tình cờ trong một lần xem tivi thấy chim trĩ là một loài chim dễ nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao và phù hợp với thổ nhưỡng nơi gia đình sinh sống nên anh Lợi lựa chọn mô hình này. Trước khi mua giống về nuôi, anh tìm hiểu kỹ lưỡng phương pháp nuôi chim trĩ từ sách, báo và mạng internet.
Anh Lợi chia sẻ: “Mặc dù phải lặn lội vào tận TP Hồ Chí Minh để tìm mua giống nhưng khi đó vốn liếng không có là bao nên chỉ mua được hai bộ (1 bộ bốn con, 1 trống ba mái). Do đi đường dài nên khi về đến nhà, chim chết gần một nửa. Mua được giống rồi phải vay mượn thêm tiền để làm chuồng và mua thức ăn. Khó khăn đủ bề nhưng anh vẫn không nản chí mà càng quyết tâm với hướng đi đã chọn. Lấy ngắn nuôi dài, mới đầu anh chỉ nuôi chim nhân giống, sau mới phát triển dần nuôi thêm chim lấy thịt.
Sau 3 năm nuôi chim trĩ đỏ, hiện nay gia đình anh duy trì nuôi thường xuyên khoảng 50 con chim bố mẹ sinh sản đã qua chọn lọc, dùng để nhân giống cung cấp cho thị trường. Chim trĩ nhân giống mỗi năm sinh sản hai mùa xuân, hè. Bình quân mỗi năm chim mái đẻ 90 – 100 trứng. Chim trĩ là loài không biết ấp nên phải ấp bằng máy với hiệu quả khoảng 90%. Mỗi năm, anh xuất bán khoảng 5.000 con chim non với giá 65 nghìn/con, chim non chỉ nuôi một tuần là bán nên theo anh Lợi chi phí tốn kém không đáng kể, sau khi trừ chi phí gia đình anh thu lãi hơn 100 triệu. Còn chim trĩ nuôi thương phẩm thì khoảng 5 tháng là xuất bán với giá 320 ngàn đồng/kg. Thịt chim trĩ rất được ưa chuộng trên thị trường nên đầu ra luôn ổn định.
Đặc biệt, chim trĩ vốn là một loài chim hoang dã nên có sức đề kháng rất tốt, ít dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt. Thức ăn chủ yếu là thóc, gạo, ngô và các loại rau xanh nên rất dễ kiếm. Riêng đối với chim trĩ trong thời kỳ đẻ trứng cần bổ sung thêm cám công nghiệp để trĩ con phát triển tốt.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi chim trĩ anh Lợi cho biết: “Chuồng nuôi thiết kế đơn giản như nuôi gà, chỉ cần vây kín để chim không bay ra ngoài. Ðối với chim trĩ bố mẹ thì nuôi nhốt 3 mái, 1 trống/chuồng, còn với chim trĩ thương phẩm có thể nuôi nhốt như gà. Tuy chim trĩ là loài ít dịch bệnh nhưng người chăn nuôi cũng cần chú ý tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ cho đàn chim khi còn nhỏ, chuồng trại cũng cần được vệ sinh thường xuyên khoảng 3 lần/tuần để tránh chim bị thối móng.
Từ nguồn lợi mà chim trĩ mang lại, anh tiếp tục đầu tư mở rộng thêm quy mô trang trại, xây thêm chuồng nuôi bồ câu và gà kiến. Theo anh thì bồ câu cũng rất dễ nuôi và có hiệu quả kinh tế cao. Bồ câu nuôi lấy thịt chủ yếu là các giống bồ câu Pháp, bồ câu gà Mỹ, đây là hai giống bồ câu sinh trưởng nhanh, với đặc điểm không cần chuồng trại rộng, chủ yếu ăn gạo, thóc lại phù hợp với khí hậu miền Trung. Hai giống bồ câu này sinh sản nhiều, một năm đẻ tới 10 lứa. Nuôi khoảng 20 ngày có thể bán thịt với giá 100 ngàn/cặp. Hiện tại trang trại anh có 500 con bồ câu và 800 con gà kiến nuôi thả, trừ chi phí mỗi năm anh thu trên 70 triệu tiền lãi.
Từ chỗ chạy ăn từng bữa giờ gia đình anh đã có nguồn thu nhập ổn định, kinh tế khá giả. Không chỉ làm giàu cho bản thân mà anh còn vận động bà con mở trang trại, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cung cấp con giống cho các hộ gia đình trong vùng để cùng nhau thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.
Có thể bạn quan tâm
Từ cuối năm 2013 đến nay, một số loại trái cây của Đồng Nai đã ký được hợp đồng xuất khẩu. Cơ hội vẫn đang mở ra với nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất - kinh doanh trái cây.
Ngoài phương thức phổ biến là ăn tươi, những năm gần đây, trái thanh long được chế biến thành thức uống hay cắt lát sấy chân không, thanh long kiểng được chưng bày trong những dịp triển lãm, lễ hội, nhất là Tết Nguyên đán vừa qua. Theo quan niệm của người Á Đông, Long là Rồng, là vua trong các loài tứ linh.
Không ruộng, vườn sản xuất, không nghề nghiệp nên cái nghèo đeo đẳng vợ chồng anh Lê Văn Phúc (xã Tân Quới Trung- Vũng Liêm - Vĩnh Long) ngay từ ngày họ về chung sống với nhau.
Từ sau Tết Nguyên đán Giáp ngọ đến nay, giá bán thanh long vẫn đứng ở mức cao trong khi phần lớn các loại trái cây khác đều có xu hướng sụt giảm so với thời điểm trước và trong Tết.
Đang vào vụ nuôi tôm năm 2014, nhiều người nuôi đã xử lý xong ao hồ để chuẩn bị thả giống. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi nên người nuôi chưa dám thả con giống.