Khi Đồng Bào Tẽ Ngô Bằng Máy
Trong vài năm trở lại đây, phát huy tiềm năng của địa phương, bà con các dân tộc ở Hồng Định đã đưa nhiều giống ngô mới vào gieo trồng. Kết quả là cây ngô đã trở thành cây có sản lượng lớn nhất và mang lại thu nhập cao nhất cho bà con trong số các cây nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết bà con bán ngô ngay sau khi thu hoạch vì không có cách bảo quản tốt. Giá bán vì thế mà rẻ và thường xuyên bị tư thương ép giá. Những hộ gia đình để sau một vài tháng mới bán, được giá cao thì lại bị mối, mọt, làm hao hụt sản lượng ngô.
Năm 2007, Hồng Định được Bộ NN-PTNT hỗ trợ kinh phí để chuyển giao công nghệ chế biến bảo quản ngô. Theo đó, bà con đã được tập huấn KHKT trồng ngô năng suất cao. Các giống ngô mới năng suất cao dần được thay thế giống cũ truyền thống, việc bón phân cũng được thực hiện khoa học hơn giúp giảm được lượng phân bón. Từ đó, sản lượng ngô tăng nhanh. Cùng với việc năm 2007 giá ngô ngoài thị trường cao, giá các sản phẩm chăn nuôi cũng cao nên rất nhiều bà con đã trồng ngô và tạo nên một phong trào trồng ngô rộng khắp. Bà con bảo, giá lợn và gà được lắm, trồng ngô không bán, để nuôi gà là mình cũng được lợi rồi.
Những chiếc máy tẽ ngô TN-4, máy bóc bẹ tẽ hạt ngô BBTH-2,5 đã được đưa vào sử dụng. Có máy, năng suất lao động tăng cao. Vào vụ ngô, mỗi chiếc máy đều hoạt động hết công suất, đi hết xóm này đến xóm khác để tẽ ngô cho bà con. "Mình trồng nhiều ngô, tẽ bằng tay lâu hết lắm, có máy nhanh hơn nhiều, được giá ngô là mình bán luôn, không được giá mình cũng chủ động bảo quản được nên ngô không bị hao hụt". Một người dân cho biết. Quy trình bảo quản ngô sau thu hoạch cũng được phổ biến đến từng hộ dân. Một cán bộ của Bộ NN-PTNT nhận định: "Tư duy của bà con đồng bào dân tộc về trồng cây, con đã thay đổi nhiều. Với họ, trồng ngô giờ là để bán hoặc làm cái gì đó để sinh ra tiền chứ không phải chỉ để ăn. Điều rất đáng mừng, đây toàn là những hộ nghèo. Từ Hồng Định, tư duy làm kinh tế này đã nhanh chóng lan ra các xã vùng lân cận".
Có thể bạn quan tâm
Tháng 10/2013, Cty Đức Thiện chính thức được tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu "Chè Suối Giàng Yên Bái". Đây là một trong 2 đơn vị duy nhất được tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận được sử dụng nhãn hiệu Chè Suối Giàng. Trước đó, Cty Đức Thiện cũng đã khai trương một cửa hàng bán và giới thiệu chè cổ thụ Suối Giàng tại TP Yên Bái.
Nếu như những năm qua tôm thẻ chân trắng (gọi tắt tôm thẻ) chủ yếu được nuôi ở vùng nước lợ thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL, nay nhiều nông dân ở Đồng Tháp, An Giang… nảy sinh “sáng kiến” khoan giếng tìm nước mặn để nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt. Điều bất ngờ khi có một số hộ trúng đậm, đã cuốn hút nhiều hộ khác làm theo.
Mẫu tàu YANMAR 01 do Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy sản xuất theo đơn đặt hàng của Công ty Yanmar, thí điểm dùng tàu vỏ composite. Đây là mô hình hợp tác khai thác cá ngừ đại dương giữa công ty Yanmar và ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ.
Mấy ngày qua nhiều tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên trúng mùa lại được giá bán nhờ cách câu mới, là câu vàng thay vì câu bằng đèn cao áp như năm trước. Giá cá ngừ được các doanh nghiệp mua trong khoảng 120.000 - 200.000 đồng/kg, tùy vào chất lượng tàu cá.
Đến nay, diện tích thả nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 1.114,22ha, đạt 51,8% kế hoạch, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2013, năng suất bình quân 341 tấn/ha. Ước 6 tháng đầu năm 2014, diện tích thả nuôi 1.467ha, đạt 68,2% kế hoạch, sản lượng thu hoạch ước đạt 195.338 tấn, tốc độ thu hoạch bình quân 33.000 tấn/tháng.