Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Quy Trình Chuẩn, Vẫn Chết

Nuôi Tôm Quy Trình Chuẩn, Vẫn Chết
Ngày đăng: 11/05/2012

Tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL thời gian qua được các chuyên gia xác định nguyên nhân chính là do thuốc BVTV (nông dân sử dụng để diệt giáp xác) tồn dư trong môi trường.

Tuy nhiên, ngay cả những vùng nuôi được đầu tư rất bài bản và nuôi theo quy trình GlobalGAP, sử dụng chế phẩm sinh học, hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV để xử lý môi trường nhưng tôm vẫn chết hàng loạt. Đến nay ngành chức năng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân, trong khi đó DN nghi ngờ có loại tảo độc gây chết tôm.

Nuôi hơn 10 ngày đã chết

Đang là thời điểm chính vụ nhưng vùng nuôi tôm công nghiệp Hà Tiên - Kiên Lương (Kiên Giang) lại khá yên ắng. Những chiếc quạt nước nằm bất động ở góc ao, công nhân cũng thưa thớt. Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Danh Hiện, Giám đốc Cty TNHH Thủy hải sản Minh Phú (ấp Cảng, xã Hòa Điền, Kiên Lương) lắc đầu ngao ngán: “Chưa bao giờ các DN nuôi tôm công nghiệp ở đây lại gặp khó khăn như năm nay. Thả bao nhiêu chết hết bấy nhiêu. Tôm đang ăn uống bình thường bỗng nổi đầu lên rồi chết sạch mà chẳng ai biết là chết do nguyên nhân gì”.

Theo ông Hiện, từ đầu năm đến nay Cty đã thả nuôi 356 ao tôm (5.000 m2/ao), trong đó có 199 ao tôm sú, còn lại là thẻ chân trắng (TCT). Tuy nhiên dịch bệnh đã làm cho tôm sú chết sạch (chỉ còn một ao duy nhất có tôm sống sót), còn tôm TCT cũng đã chết hơn 50%. Quy trình nuôi ở đây rất chuẩn, theo tiêu chuẩn GlobalGAP, có hệ thống cấp và thoát nước riêng. Nước trước khi lấy vào đều được lắng lọc, diệt khuẩn, diệt tạp cẩn thận, tuyệt đối không dùng các chất cấm.

Thậm chí ngay cả các loại thuốc trong danh mục cho phép cũng được Cty lấy mẫu đưa đi xét nghiệm, đạt tiêu chuẩn mới đưa vào sử dụng. Nguồn con giống do Cty tự SX, được quản lý chặt chẽ từ khâu nhập bố mẹ, sinh sản và chuyển đến vùng nuôi. “Vậy mà không hiểu sao năm nay tôm sú mới chỉ thả được hơn 10 ngày đã bắt đầu chết và được khoảng một tháng là chết sạch. Còn tôm TCT thì chết trong khoảng 45 - 60 ngày. Lấy các mẫu tôm bị bệnh đem đi xét nghiệm hoàn toàn không xác định được tôm chết là do virus hay vi khuẩn. Có điều lạ là những ao nước càng tốt thì tôm chết càng sớm, có thể là do tảo độc gây ra”, ông Hiện nghi vấn.

Ông Trần Chí Viễn, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, gần chục năm nay, đây là năm đầu tiên khu nuôi tôm công nghiệp tập trung của tỉnh bị thiệt hại nhiều như vậy. Mặc dù trong tổng diện tích 2.879 ha, DN và các hộ dân mới chỉ thả nuôi được 571 ha nhưng đã có 207,5 ha bị dịch bệnh gây thiệt hại hoàn toàn.

Trong đó nặng nhất là Cty Minh Phú bị thiệt hại 133/178 ha, Cty Thông Thuận 12,5/40 ha, Cty Kisimex 6/6 ha, Cty BIM-Hạ Long 20/215 ha và các hộ dân 33/58 ha... Tôm bị nhiễm bệnh khoảng 25 - 60 ngày tuổi, chết rất nhanh, một số ao được xác định là do bệnh gan tụy và đốm trắng nhưng phần lớn vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây thiệt hại.

Thay đổi phương pháp nuôi

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm, Cty Minh Phú đã lấy mẫu tôm, mẫu nước, mẫu đất gửi các cơ quan chuyên môn làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân nhưng hoàn toàn không phát hiện độc tố từ thuốc trừ sâu. Theo ông Hiện, một số chuyên gia nước ngoài cho rằng tôm chết là do nhiễm tảo độc từ nước biển, loại tảo này phát triển rất nhanh ở những vùng biển có độ mặn cao. Chúng đã gây ra hiện tượng tôm chết hàng loạt ở một số nước trong khu vực trước khi đến Việt Nam.

Do lo ngại tảo độc gây chết tôm nên hiện nay Cty Minh Phú đang cho thử nghiệm cách nuôi mới đó là phương pháp nuôi không tảo và không dùng chất diệt giáp xác. Theo cách nuôi truyền thống trước đây thì sau khi nước được diệt khuẩn và diệt tạp sẽ được tạo tảo để hạn chế ánh nắng chiếu xuống đáy ao. Cái khó của phương pháp nuôi không tảo là nước rất trong nên ánh nắng sẽ gây nóng cho tôm và tạo điều kiện cho các loại rong đáy phát triển.

"Vì vậy, chúng tôi phải sử dụng loại lưới dùng trong trồng lan để che ánh nắng và phải chạy quạt liên tục để tạo vẩn đục cho nước. Phương pháp nuôi này sẽ tốm kém hơn nhiều so với cách nuôi trước đây, nhất là tiền điện để chạy quạt. Nhưng tốn còn hơn là ngồi nhìn tôm chết", ông Hiện cho biết.

Theo ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang thì nguyên nhất tôm chết có thể là do chất lượng con giống từ tôm bố mẹ không đảm bảo, tôm giống nhập tỉnh không kiểm soát hết mầm bệnh, khi gặp thời tiết, chất lượng nước có biến động lớn đã gây bất lợi cho sức khỏe của tôm, làm bệnh cơ hội phát sinh.

Còn thông tin tôm chết do tảo độc từ nguồn nước là chưa có cơ sở, vì thực tế vẫn có những đơn vị không bị thiệt hại hoặc bị nhưng với tỷ lệ rất thấp.

Có thể bạn quan tâm

Gạo Ồ Ạt Sang Trung Quốc Gạo Ồ Ạt Sang Trung Quốc

Những ngày qua, giá gạo hàng hóa ở ĐBSCL tăng khá mạnh, mà nguyên nhân chính là nhiều thương nhân đang tăng cường thu mua để xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

11/06/2014
Khôi Phục Diện Tích Nuôi Tôm Sau Dịch Bệnh Tại Xã Vĩnh Thành (Quảng Trị) Khôi Phục Diện Tích Nuôi Tôm Sau Dịch Bệnh Tại Xã Vĩnh Thành (Quảng Trị)

Những người nông dân nuôi tôm ở xã Vĩnh Thành (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) vẫn thường nói: Nuôi tôm là đánh một canh bạc không cân sức với sự may rủi, bởi nông dân nuôi tôm cũng như canh tác trên một xí nghiệp ngoài trời, phụ thuộc phần nhiều vào thiên nhiên.

21/05/2014
Cẩn Trọng Với Vịt Chạy Đồng Cẩn Trọng Với Vịt Chạy Đồng

Hiện nay, tại các huyện Vị Thủy, Châu Thành A (Hậu Giang) đã có nhiều nơi thu hoạch lúa Hè thu. Vịt khắp nơi cũng đang chạy đồng về, thả lan trên những cánh đồng lúa mới vừa thu hoạch xong. Hiện tượng này tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ những đàn vịt chạy từ đồng này sang đồng khác có thể lây lan trên diện rộng.

12/06/2014
Nuôi Rắn Ri Voi Lợi Nhuận Cao Nuôi Rắn Ri Voi Lợi Nhuận Cao

5 năm qua, Tổ hợp tác nuôi rắn ri voi xã Nguyễn Văn Thảnh (Bình Tân - Vĩnh Long) xuất bán sang Trung Quốc mỗi năm trên 2 tấn rắn với giá dao động từ 750.000 - 900.000 đ/kg. Nhiều bà con nơi đây khấm khá lên nhờ loại rắn này.

21/05/2014
Còn Lãng Phí Nguồn Phụ Phẩm Nông Nghiệp Để Trồng Nấm Còn Lãng Phí Nguồn Phụ Phẩm Nông Nghiệp Để Trồng Nấm

Tuy nhiên, thời gian qua chỉ một lượng rất nhỏ phụ phẩm này được dùng để trồng nấm, với sản lượng nấm cả nước chỉ đạt 250.000 tấn/năm, không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, có thể thấy chúng ta đã bỏ qua cơ hội rất lớn để biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền.

12/06/2014