Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ

Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ
Ngày đăng: 08/02/2012

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Những cơn mưa trái mùa làm rửa trôi lượng phèn cũng như những chất dơ bẩn, cặn bả hữu cơ từ trên bờ xuống ao nuôi gây biến động môi trường; làm phân tầng độ mặn, nhiệt độ và hàm lượng ôxy hòa tan trong nước. Trong đó, các yếu tố như: pH, H2S, NH3 sẽ biến động mạnh, ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi.

Xử lý cẩn trọng

Thường cơn mưa trái mùa xuất hiện đột ngột, không có dự báo trước nên người nuôi tôm thường không chủ động chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất dự trữ, chế phẩm sinh học, không bón vôi trên bờ ao… nên thường xử lý hiện tượng này chậm.Kỹ sư Nguyễn Công Quốc, Trưởng Phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản, cho biết, trong năm 2011, mưa trái mùa ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản cũng như nuôi tôm công nghiệp không nhiều. Do các ngành chức năng đã có cảnh báo cũng như khuyến cáo và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, khắc phục.

Từ đó, người dân nuôi trồng thủy sản đã phần nào am hiểu cũng như đã có kinh nghiệm và tích cực chủ động thực hiện. Tuy nhiên, không ảnh hưởng lớn về năng suất nhưng những cơn mưa trái mùa trong năm qua cũng làm tăng chi phí của vụ sản xuất và ảnh hưởng đến năng suất của tôm nuôi.

Để bảo đảm môi trường ao nuôi thuận lợi cho tôm phát triển trước những cơn mưa trái vụ thì người nuôi tôm cần phải chủ động có kế hoạch dự trữ các loại voi, thuốc hóa chất, chế phẩm sinh học, men vi sinh để sử dụng ổn định môi trường. Bón vôi xung quanh bờ ao và xả bỏ tầng nước mặt trước những cơn mưa lớn. Tăng cường chạy quạt để tránh sự phân tầng nước…

Cần bổ sung dinh dưỡng, kháng chất cho tôm nuôi đúng quy trình kỹ thuật để chống chịu lại thời tiết bất thường. Việc thường xuyên kiểm tra ao, đầm nuôi sẽ kịp thời phát hiện những diễn biến mầm bệnh xảy ra, nhất là vào những ngày mưa to kéo dài, nhiệt độ thấp, thủy triều dâng cao.

Thường xuyên kiểm tra môi trường và quan sát biểu hiện hoạt động của tôm nuôi, hạn chế sử dụng trực tiếp nguồn nước ngoài sông, rạch đưa vào vuông nuôi.

Chủ động phòng ngừa

Cần liên kết với cán bộ khuyến nông cơ sở để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh thiệt hại. Đồng thời, người nuôi tôm cần quan tâm theo dõi những bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm Khí tượng thủy văn, từ đó chủ động hơn trong việc ứng phó với mưa trái mùa.

Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Cà Mau Trần Tiến Dũng cho biết, theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương thì trong tháng 2 và tháng 3 vẫn còn xuất hiện những cơn mưa trái mùa, vào tháng 4 xuất hiện mưa chuyển mùa.

Cùng với sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết tiếp tục có những diễn biến phức tạp như triều cường dâng, mưa trái mùa ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân


Có thể bạn quan tâm

Anh Thương Binh Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lươn Anh Thương Binh Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lươn

Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn.

26/06/2013
Cá Đầu Sấu, Loài Cá Cảnh Ngoại Lai Nguy Hại Cá Đầu Sấu, Loài Cá Cảnh Ngoại Lai Nguy Hại

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bắt đầu xuất hiện loài cá đầu sấu (hay còn gọi là cá sấu hỏa tiển, cá Phúc Lộc Thọ...). Loài cá này do các cơ sở bán cá cảnh đưa ra bán cho những người chơi cá cảnh, con nhỏ nhất giá từ 160 - 200 ngàn đồng/con, loại 400gr - 1kg có giá từ 500 - 800 ngàn đồng/con.

27/06/2013
Nuôi Tôm Công Nghiệp Khó Ổn Định Với Dịch Bệnh Nuôi Tôm Công Nghiệp Khó Ổn Định Với Dịch Bệnh

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

27/06/2013
“Trắng” Bãi Nghêu Ở Tân Thành (Tiền Giang) “Trắng” Bãi Nghêu Ở Tân Thành (Tiền Giang)

Ông Trần Văn Vinh, một trong những người gắn bó với nghề nuôi nghêu ở biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông - Tiền Giang) tâm tư: Có lẽ trong lịch sử mấy chục năm nuôi nghêu, năm nay nghêu chết nặng nhất và thiệt hại của địa phương cũng nhiều nhất.

25/03/2013
Sò Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân Sò Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân

Những năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chủ động đấu thầu diện tích bài bồi ven sông, cửa biển để nuôi sò và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những tưởng năm nay họ sẽ gặt hái được một vụ mùa bội thu, nào ngờ thời điểm này đang trong vụ thu hoạch nhưng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà tự nhiên sò bị chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho bà con.

27/06/2013